Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2020

NGUYỄN TÀI CẨN_DANH MỤC CÔNG TRÌNH (Cập nhật ngày 31/05/2012, chưa đầy đủ)[1].


NGUYỄN TÀI CẨN_DANH MỤC CÔNG TRÌNH
(Bản Tuệ Thành soạn. Cập nhật ngày 31/05/2012, chưa đầy đủ)[1].

1.      Sách và bài tạp chí tiếng Việt:
1.1. Sách, cá nhân:
1975. Ngữ pháp tiếng Việt: tiếng, từ ghép, đoản ngữ. Nxb Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, Nxb Đại học Quốc gia (tái bản nhiều lần). Hà Nội.
1975. Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại. Nxb Khoa học Xã hội. Hà Nội.
1979. Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt. Nxb Khoa học Xã hội, Nxb Đại học Quốc gia (tái bản nhiều lần). Hà Nội.
1995. Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt (sơ thảo). Nxb Giáo dục. Hà Nội.
1998. Ảnh hưởng Hán văn Lí Trần qua thơ và ngôn ngữ thơ Nguyễn Trung Ngạn. Nxb Giáo dục. Hà Nội.
1998. Tìm hiểu kỹ xảo hồi văn liên hoàn trong bài Vũ Trung Sơn Thủy của Thiệu trị. Nxb Thuận Hóa. Huế.
2001. Một số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự và văn hóa. Nxb Đại học Quốc gia. Hà Nội.
2002. Tư liệu Truyện Kiều: bản Duy Minh Thị 1872. Nxb Đại học Quốc gia. Hà Nội.
2004. Tư liệu Truyện Kiều: từ bản Duy Minh Thị đến bản Kiều Oánh Mậu. Nxb Văn học. Hà Nội.
2008. Tư liệu Truyện Kiều: thử tìm hiểu bản sơ thảo Đoạn Trường Tân Thanh. Nxb Giáo dục. Hà Nội.
2011. Tuyển tập công trình về Hán Nôm. Nxb Giáo dục. Hà Nội.

1.2. Sách, đồng tác giả, chủ biên:
1974. (& Đoàn Thiện Thuật, Bùi Khánh Thế, Đinh Văn Đức). Hỏi đáp về ngữ pháp tiếng Việt. Nxb Giáo dục. Hà Nội.
1981. Một số vấn đề ngôn ngữ học Việt Nam (Kỷ yếu hội thảo). Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Hà Nội.
1985. (với sự cộng tác của N.V. Xtankevich). Một số vấn đề về chữ Nôm. Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Hà Nội.
2008. (& Nguyễn Tài Chất). Khảo sát về thơ Đinh Nhật Thận qua Thu Dạ Lữ Hoài Ngâm. Nxb Đại học Quốc gia. Hà Nội.

1.3.Sách, đồng tác giả, thành viên:
Đinh Gia Khánh (chủ tịch hội đồng biên tập). 1981. Tổng tập văn học Việt Nam. Nxb Khoa học Xã hội. Hà Nội.
Lâm Mỹ Dung, Hoàng Văn Khoán, Đỗ Đức Hùng...2000. Thực chất của “Đối thoại sử học”. Nxb Thế giới. Hà Nội.
Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên). 2007. Lược sử Việt ngữ học. Nxb Giáo dục. Hà Nội.
Trần Văn Giàu, Vũ Kim Bảng...2010. Hà Nội: những vấn đề ngôn ngữ văn hóa. Nxb Thời đại. Hà Nội.

1.4. Bài tạp chí:
1965. Một vài nhận xét về danh từ chỉ quan hệ thân thuộc trong tiếng Việt hiện đại. Thông báo khoa học Đại học Tổng hợp Hà Nội. Số 1, tr 144-145.
1965. Một vài suy nghĩ xung quanh vấn đề quan hệ giữa mooc-phem và âm tiết trong   tiếng Việt. Thông báo khoa học Đại học Tổng hợp Hà Nội. Số 2, tr. 88-93.
1969. Dựa vào đoản ngữ để cải tiến công tác phân định từ loại, tiểu loại. Thông báo khoa học Đại học Tổng hợp Hà Nội. Số 4, tr.131-136.
1971. Cứ liệu ngữ âm lịch sử với vấn đề thời kỳ xuất hiện chữ Nôm. Ngôn ngữ. Số 1, tr.26-43.
1972. Bổ sung thêm một số cứ liệu ngữ âm lịch sử có liên quan đến thời kỳ xuất hiện của chữ Nôm. Thông báo khoa học Đại học Tổng hợp Hà Nội. Số 5, tr.124-140.
1972. Một cứ liệu mới về ngữ âm lịch sử bản: “ Cao thượng ngọc hoàng bổn hạnh tập kinh âm thích”. Ngôn ngữ. Số 1, tr.1-15.
1972. Về một số ván in đầu thời kỳ Lê Sơ (1434-1443) vừa phát hiện được ở Linh Tiên Quán. Khảo cổ học. Số 11-12, tr.123-138.
1973. (& Stankievich, N.V.) Góp thêm một số ý kiến về vấn đề hệ thống đơn vị ngữ pháp. Ngôn ngữ. Số 2, tr.1-13.
1974. Thử tìm cách đọc Nôm hai chữ “ song viết”. Tạp chí Văn học. Số 2, tr. 77-93.
1975. Bàn thêm về “song viết”, “song biết”, “song kiết”. Tạp chí Văn học. Số 6, in lại trong Một số vấn đề về chữ Nôm, 1985, tr 210-227.
1976. (&Stankievich, N. V. ) Điểm qua vài nét về tình hình cấu tạo chữ Nôm. Ngôn ngữ. Số 2, tr.15-25, Số 3, tr.14-24.
1977. Về một vài hiện tượng đặc biệt trong quá trình diễn biến từ các âm môi tiếng Hán trung cổ sang cách đọc Hán Việt hiện nay. Ngôn ngữ. Số 4, tr.12-22 .
1978. Quá trình hình thành thể đối lập giữa ba từ : “được, bị, phải”. Ngôn ngữ. Số 2, tr.19-22.
1978. Xuất phát điểm của hệ thống vần Hán Việt. Ngôn ngữ. Số 4, tr.35-41.
1980. (& Vũ Đức Nghiệu) Một vài nhận xét bước đầu về ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Trãi ( qua số liệu thống kê). Ngôn ngữ. Số 3, tr 15-21.
1981. Một vài nhận xét về cách gieo vần trong thơ chữ Hán ở Việt Nam ( trên cứ liệu thơ Nguyễn Trãi). Ngôn ngữ. Số 1, tr.21-24.
1981. Lăm và nhăm, một và mốt. Giữ gìn sự trong sang của tiếng Việt về mặt từ ngữ. Tập 2, Nxb Khoa học Xã hội, tr.386-391.
1981. (& N.V. Stankevitch). Chữ Nôm, một thành tựu văn hóa của thời đại Lí – Trần, in trong: Viện Sử học, Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lí – Trần, Nxb Khoa học Xã hội, tr 476 – 516.
1982. (&Stankievich, N.V.) .Một vài kết quả bước đầu trong việc nghiên cứu ngôn ngữ Nguyễn Đình Chiểu. Tổ quốc. Số 6, tr.12-13.
1983. Một vài nhận xét thêm về tình hình diễn biến của chữ Nôm. Ngôn ngữ. Số 4, tr.35-41.
1984. (& N.V. Stankevitch). Khảo sát quá trình diễn biến của chữ Nôm thông qua mô hình ngữ âm của chữ. Nghiên cứu Hán Nôm. Số 1, tr 102-111.
1985. Trong chừng mực nào có thể dùng bản Nguyễn Trãi – Quốc Âm Thi Tập của Dương Bá Cung để nghiên cứu về chữ Nôm đầu thế kỷ 15? Ngôn Ngữ. Số 4, tr.40-42.
1985. Một vài suy nghĩ xung quanh vấn đề đọc Nôm, phiên Nôm. Nghiên cứu Hán Nôm. Số 1: tr 38-49.
1986. Điểm qua vài nét về tình hình nghiên cứu chữ Nôm ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Những vấn đề ngôn ngữ học về các ngôn ngữ phương Đông. Nxb Viện Ngôn ngữ học, tr.215-223.
1988. Hồ Chủ Tịch với vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ. Ngôn ngữ trong cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nxb Khoa học Xã hội, tr.234-243.
1988. (& Võ Bình) Thử bản thêm về thể thơ lục bát. Văn hóa dân gian. Số 3+4, tr.51-56.
1991. Một vài nhận xét thêm rút ra từ cách đọc cổ Hán Việt. Ngôn ngữ. Số 4, tr.1-4.
1996. Một bức thư cuối thế kỷ XVII, triều đình Lê Trịnh gửi vua nước Pha Lan Sa. Tạp chí Hán Nôm. Số 3. Tr 75-76.
1998. Thử phân kì lịch sử 12 thế kỉ của tiếng Việt. Ngôn ngữ. Số 6.
2001. Về tên gọi con Rồng của người Việt. Diễn đàn. Số 94. In lại trong Một số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự và văn hóa. 2001, tr 20-29.   
2004. Rông vát và song viết. Ngôn ngữ và đời sống. Số 9, tr 1-3.
2004. Về hai bản Kiều Thái Bình. Tạp chí Hán Nôm. Số 6, tr 74-77.
2005. Thử tháo gỡ một vài điểm đáng băn khoăn trong các bản Kiều Nôm cổ. Nghiên cứu Văn học. Số 3, tr 3-13.
2005. Lịch sử Truyện Kiều, về khoảng 900 câu khởi thảo đầu tiên. Nghiên cứu Văn học. Số 11, tr 16-26.
2005. Về hai giả thuyết: trong các bản Kiều Nôm cổ đang còn lưu lại một số vết tích kị húy đời Lê Trịnh và chắc Truyện Kiều đã được cơ bản hoàn thành khoảng 1786 - 1790. Ngôn ngữ. Số 4, tr 1-6.
2005. (& Đào Thái Tôn). Sự đóng góp của bản Liễu Văn Đường trong việc tìm ra niên đại Truyện Kiều. Tạp chí Hán Nôm. Số 3, tr 7-24.
2006. Bàn lại với anh Nguyễn Quảng Tuân về niên đại Truyện Kiều. Nghiên cứu văn học. Số 5, tr 119 – 123.
2007. (& Phan Anh Dũng). So sánh các bản truyện Kiều các miền Nam, Bắc và Huế. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển. Số 3, tr 102 – 108.
2009. Về quốc hiệu đời nhà Đinh. Báo cáo hội thảo quốc tế Nghiên cứu giảng dạy ngôn ngữ, văn hóa Việt Nam – Trung Quốc ở Đông và Đông Nam Á lần thứ 2, tháng 11/2009, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. Đăng lại trong “Diễn đàn forum”.

 
2.      Sách, bài tạp chí tiếng nước ngoài:
2.1. Sách:
Bưxtrov I.X, Nguyễn Tài Cẩn, Xtankêvich N.V. 1975. Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Nauka (tiếng Nga).

2.2. Bài tạp chí:
1960. Danh ngữ trong tiếng Việt (tiếng Nga).
1960. Phạm trù danh từ trong tiếng Việt (tiếng Nga).
1963. Về vấn đề loại từ trong tiếng Việt (tiếng Nga).
1976. Về các cấu trúc kiểu “danh từ chỉ đơn vị đo lường + danh từ” (tiếng Nga).
1980. Phép đối trong tiếng Việt- sự thể hiện của những đặc điểm cấu trúc cơ bản của ngôn ngữ (tiếng Nga).
1982. Lịch sử hình thành thế đối lập Được, Bị, Phải (tiếng Nga).
1982. Về nguồn gốc hệ thống vần trong cách đọc Việt các chữ Hán (tiếng Nga).
1985. Some new remarks on the evolution of Nôm. Vietnam Social Sciences. 4/1985, pp.60-65.
1987. Văn hóa chữ Hán và ngôn ngữ Việt Nam (tiếng Nhật). Hán tự dân tộc quyết đoán. Tokyo, in lại bằng tiếng Việt trong: Một số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự và văn hóa. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, tr 424 – 439.  






[1] Nguồn tham khảo:
1.     Mục lục Tạp chí Hán Nôm online: http://hannom.org.vn/?CatID=7&Lang=VN
2.     Mục lục tạp chí Nghiên cứu Văn học http://vienvanhoc.org.vn/content/mucluc/index.aspx?page=7
3.     Thư mục online của Thư viện quốc gia Việt Nam: http://www.nlv.gov.vn/
4.     Nguyễn Như Ý.1994. Thư mục ngôn ngữ học Việt Nam. Nxb: Văn hóa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét