Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

Một vài nhận xét về danh từ chỉ quan hệ thân thuộc trong tiếng Việt hiện đại

Một vài nhận xét về danh từ chỉ quan hệ thân thuộc trong tiếng Việt hiện đại Nguyễn Tài Cẩn 1. Từ chỉ quan hệ thân thuộc ở Việt - ngữ phong phú hơn ở nhiều ngôn ngữ Ấn - Âu(1). Ở Việt ngữ có sự phân biệt tỷ mỉ về bậc trên, bậc dưới {oncle: bác# chú}; {frère: anh # em}; soeur: chị # em}, về bên nội bên ngoại {oncle: bác, chú # cậu; tante: cô # dì}, về bên có quan hệ ruột thịt và bên không có quan hệ ruột thịt {oncle: bác, cậu # dượng; tante: cô, dì # mợ}(2) 2. Trong sự chú ý phân biệt đó, mức độ tỷ mỷ có khác nhau: ở bậc trên chú ý phân biệt tỉ mỉ hơn ở bậc dưới {anh, chị, # em; bác, chú, cậu, cô, dì, mợ, dượng # cháu}, ở bên nội chú ý phân biệt tỉ mỉ hơn ở bên ngoại {bác, chú # cậu} ở bên có quan hệ ruột thịt chú ý phân biệt tỉ mỉ hơn ở bên không có quan hệ ruột thịt {chú, cậu # mợ}, ở thế hệ gần chú ý phân biệt tỉ mỉ hơn ở thế hệ xa {ông, bà # cố; con, dâu, rể # cháu}Ư, và ở bên nam chú ý phân biệt tỉ mỉ hơn ở bên nữ {bác, chú # cô}(3) . 3. Khi ghép lại với nhau để lập thành danh từ tổng hợp, từ chỉ quan hệ thân thuộc phải ghép theo một trật tự nhất định: a, Trường hợp ghép hai yếu tố chỉ hai người có quan hệ ứng với nhau, thì đứng trước phải là yếu tố chỉ bậc trên: cha, con, ông cháu, thầy trò, anh em (4). b, Trường hợp ghép hai yếu tố chỉ hai thế hệ liền nhau thì đứng trước phải là yếu tố chỉ thế hệ gần: cha ông(5), cố can; con cháu, cháu chắt. c, Trường hợp ghép hai yếu tố chỉ một cặp vợ chồng thì đứng trước phải là yếu tố chỉ bên nam, hoặc là yếu tố chỉ bên có quan hệ ruột thịt. Ông bà Cha mẹ Anh chị (6) Chú mự Cậu mự Cô dượng Dì dượng c, Trường hợp ghép hai yếu tố chỉ hai anh em (2 trai cả hoặc 1 gái 1 trai) nhìn theo quan điểm của con họ thì đứng trước phải là yếu tố nhìn theo quan điểm của con người anh hoặc yếu tố nhìn theo quan điểm của con người đàn ông: chú bác, cô cậu. Từ chỉ quan hệ thân thuộc phần lớn (7) đều có hai cách dùng ở trong gia đình, với ý nghĩa chính của chúng, và dùng chuyển ra ngoài xã hội, với ý nghĩa rộng của chúng. Ở Việt ngữ, cách dùng với nghĩa rộng là cách dùng vô cùng phổ biến. Thông báo khoa học số 1/1960 Đại học Tổng hợp Hà Nội (1) Danh từ chỉ người, trên đại thể có thể tách thành hai nhóm nhỏ: danh từ chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình và danh từ chỉ chức vụ nghề nghiệp trong xã hội. Sự phân chia này không những chỉ dựa trên ý nghĩa phạm trù mà còn dựa trên đặc điểm ngữ phát của chúng nữa: danh từ chỉ chức vụ nghề nghiệp khác danh từ chỉ quan hệ thân thuộc ở chỗ: a, Chúng không thể làm loại từ cho từ chỉ người. b, Chúng có thêm một số loại từ riêng biệt như “vị, quan…” c, Khi kết hợp với danh từ riêng, chúng chỉ dùng với ý nghĩa ngôi thứ 3 chứ không thể dùng với ý nghĩa ngôi thứ 2. d, Chúng thường có thể tồn tại dưới hai biến thể: thể thu gọn, đơn tiết, và thể trọn vẹn, đa tiết. (2). Trong khi nói đến từ chỉ quan hệ thân thuộc ở đây chúng tôi chủ yếu là dựa vào tài liệu cổ ở tiếng địa phương Nghệ Tĩnh. (3). Ở đây chỉ so sánh từ gốc, không nói đến trường hợp như bác trai, bác gái, cố ông, bà ngoại, oncle paternel, oncle maternel… “Vợ chồng” cũng nên sắp vào nhóm “cha con” dựa vào hai lý do sau: a, Ở “vợ chồng” cũng có quan hệ hô ứng như ở “cha con” b, Từ chỉ người dùng làm định ngữ sau “vợ chồng”, cũng như sau nhóm “cha con” bao giờ cũng đã bào hàm một trong hai người nên ở cái tập thể mà danh từ tổng hợp diễn đạt. So sánh: “vợ chồng bác”, “cha con bác”, với “con cháu bác”, “cha mẹ bác”. Yếu tố “vợ” đứng trước, phải chăng là xuất phát từ hiện tượng trước kia có thời kỳ vợ được coi trọng hơn chồng? Chỉ một từ “cha ông” là có thể đảo thành “ông cha” Trường hợp anh ruột chị dâu cũng như trường hợp chị ruột anh rể, đều gọi là “anh chị”. Như vậy là ở đây quy luật “nam trước nữ” thắng quy luật “ruột thịt trước không ruột thịt”. Chỉ 4 từ “vợ, chồng, dâu, rể: là không dùng với nghĩa rộng: không dùng để hô khởi, để thay thế đại từ, và không dùng đặt trước danh từ riêng với quan hệ đồng vị. Không nói: “Chồng ơi”, “vợ đi đâu đấy?”, “dâu Nam” với ý nghĩa là người dâu tên là Nam. Từ “Cha: chỉ dùng rộng đối với giáo sĩ, từ “mẹ” chỉ dùng rộng từ thời kháng chiến. Phải chăng đặc điểm ngữ pháp của các từ này bắt nguồn từ tính chất đặc biẹt của những cái quan hệ thân thuộc mà chúng diễn đạt?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét