Thơ trong ca trù
( thể loại- hình thức cấu trúc, nội dung) - Nguyễn Đức Mậu -
Thơ giữ một vị trí rất quan trọng trong ca trù. Nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc nói răng hát ca trù là hát thơ. Trong 46 điệu ca trù đó có hơn 10 điệu hát bằng các bài thơ hoặc thể thơ có sẵn như điệu Tỳ bà thì hát bài Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị đã được dịch sang thể song thất lục bát, điệu Đọc thơ thì đọc 5 bài thơ Thiên thai của Tào Đường hoặc đọc 3 bài Thanh bình điệu của Lý Bạch, điệu đọc phú thì đọc các bài phú như Tiền Xích Bích phú và Hậu Xích Bích phú của Tô Đông Pha, còn các điệu như bắc phản, cung bắc, chừ khi đều sử dụng thể thơ lục bát. Về cấu trúc ca từ thì đúng là những cái có sẵn của những thể loại quen thuộc và không thuộc phạm vi sáng tạo riêng và không xuất phát từ môi trường sinh hoạt ca trù như hát nói. Hát nói là một điệu chính của ca trù đã trở thành một thể thơ độc lập. Nhìn từ phương diện văn học, hát nói có một cấu trúc hình thức đặc thù, một nội dung đặc định của thể loại. Không như các điệu khác của ca trù chỉ dừng lại ở một số bài nhất định, hát nói, về số lượng là lớn đến hàng ngàn bài và về thời gian là đã có lịch sử sáng tác qua nhiều thế kỉ. Xuất phát từ những lí do đó chúng tôi tự giới hạn ở phần sáng tạo mang tính đặc trưng nhất của ca trù: hát nói.
<!--[if !supportLists]-->1. <!--[endif]-->Cấu trúc thể loại.
Hát nói có một cấu trúc hoàn chỉnh, ổn định và mang tính đặc thù. Những yếu tố như khuôn khổ, câu kết thúc, cách tổ chức vần luật,..cùng với các đặc điểm: dôi khổ hay thiếu khổ chỉ xảy ra trong phạm vi khổ giữa,...đã khu biệt hoá hình thức hát nói với các thể thơ khác. Một bài hát nói đủ khổ (11 câu), dôi khổ (trên 11 câu), thiếu khổ (dưới 11 câu), câu cuối cùng bao giờ cũng là câu 6 chữ, lối hiệp vần gồm cả cước vận( vần chân) và yêu vận( vần lưng), cả vận trắc và vận bằng, số chữ được di dịch khá tự do, thường là từ 4 đến 20 chữ. Thông thường có hai câu chữ Hán ở dòng thứ năm và dòng thứ sáu của bài, thuộc khổ giữa, còn gọi là câu thơ dựng. Cách gọi câu thơ dựng này liên quan đến cách hát khi hát đến hai câu thơ này. Trước bài hát nói có hai hoặc bốn câu thơ lục bát gọi là mưỡu, nếu hai câu gọi là mưỡu đơn, bốn câu gọi là mưỡu kép. Mưỡu ở đầu bài hát nói gọi là mưỡu đầu hay mưỡu tiền. Mưỡu ở trên câu kết là mưỡu hậu. Thế nhưng một bài hát nói không nhất thiết phải có mưỡu. Chữ cuối cùng của dòng đầu bài hát nói bao giờ cũng sử dụng vần trắc, sau cước vận trắc đến hai cước vận bằng rồi tiếp tục hai cước vận bằng, sau đó là hai cước vận trắc.
Hát nói gieo vần chân liền vần mà không gieo vần cách câu như ở thơ tứ tuyệt, bát cú. Trừ câu thứ nhất tồn tại độc lập trong hệ thống vần chân, từ câu thứ hai luôn luôn vần chân được tổ chức như sau: bằng bằng, trắc trắc, bằng bằng. Số câu, số chữ và song thất chưa phải là đặc thù nhưng trong một bài hát nói có sự có mặt của lục bát, của hai câu thơ, có khi là hai câu thơ đối nhau... và việc kết thúc bằng câu sáu chữ, là nét riêng biệt của hát nói. Câu sáu chữ là một câu lẻ trong bất cứ bài hát nói nào, nghĩa là cả ở bài đủ khổ, bài thiếu khổ, bài dôi khổ. Có người giải thích rằng phách bản đến câu lẻ mới hết nhịp, nếu dừng lại ở câu chẵn thì câu ca đã hết mà nhịp phách vẫn còn. Xin dẫn một số bài hát nói đủ khổ, dôi khổ, thiếu khổ, và các vần luật của nó để có một hình dung cụ thể. Ví dụ bài hát nói đủ khổ: Gặp đào Hồng, đào Tuyết ( bài này có hai mưỡu):
Mưỡu Ông chê Tuyết bé Tuyết không biết gì.
tiền1 Bây giờ Tuyết đã đến thì,
Ông muốn lấy Tuyết, Tuyết chê ông già
mưỡu kép
II
Mưỡu Nước nước biếc, non non xanh,
tiền2 Sớm tình tình sớm, trưa tình tình trưa,
Nhớ ai tháng đợi năm chờ,
Nhớ người độ ấy bây giờ là đây.
đầu 3.Mười lăm năm thấm thoắt có xa gì
4.Ngoảnh mặt lại đã tới kỳ tơ liễu<!--[if !supportFootnotes]-->[2]<!--[endif]-->
Khổ 6.Quân kim hứa giá ngã thành ông
giữa 7.Cười cười nói nói thẹn thùng
8.Mà bạch phát với hồng nhan chùng ái ngại
xếp 10.Khéo ngây ngây dại dại với tình
11.Đàn ai một tiếng Dương tranh
Bài hát thiếu khổ(bài này không có đầu đề):
1. Đồng thị thiên nhai luân lạc khách<!--[if !supportFootnotes]-->[4]<!--[endif]-->
2. Gặp nhau đây vội trách nhau chi
3. Mặt tài tình là mấy nam nhi
4. Đã dan díu lại, thôi đi thì cũng dại
Thiếu khổ giữa
9.Sách có chữ: thanh xuân nan tái <!--[if !supportFootnotes]-->[5]<!--[endif]-->
10.Buồn cho ai mà ái ngại cho ai
11.Núi cao sông hãy còn dài
Bài hát dôi khổ, lấy ví dụ bài dôi một khổ:
Cuốn chiếu hết nhân tình.
1.Sách có chữ: lâm hành tiễn biệt<!--[if !supportFootnotes]-->[6]<!--[endif]-->
2.Khách với tình xưa quen biết chi nhau
3.Họ tên chi? nhà cửa ở đâu
4.Ngán ngẩm vì nỗi nước lã ao bèo thêm đểnh đoảng
Khổ 6a.Tôi hát chơi mà khách cũng nghe chơi
dôi 7a.Thảm thiết chi mà giọt ngọc tuôn rơi
8a.Mai mốt đã ngược xuôi người mỗi xứ
5.Cô nhạn nam phi hồng bắc khứ
6.Nhàn vân tây vãng thuỷ đông lưu<!--[if !supportFootnotes]-->[7]<!--[endif]-->
7.Khách về nhà đã có bạn khâm trù<!--[if !supportFootnotes]-->[8]<!--[endif]-->
8.Vui vẻ đêm thanh vầy tiệc ngọc
9.Đã trót ôm cầm chơi liễu mạch<!--[if !supportFootnotes]-->[9]<!--[endif]-->
10.Thú cầm ca còn lắm lúc chơi vui
11.Kìa kìa cá nước chim giời
Bài hát nói có mưỡu đầu và mưỡu hậu, ví dụ bài: Gỏnh gạo đưa chồng:
đầu Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Lộ diệc vũ trùng trung chi nhất<!--[if !supportFootnotes]-->[10]<!--[endif]-->
Thương cái cò lặn lội bờ sông
Tiếng nỉ non gánh gạo đưa chồng
Ngoài nghìn dặm một trời một nước
Trông bóng nhạn bâng khuâng từng bước
Nghe tiếng quyên khắc khoải năm canh
Phận tép tôm ai nỡ dứt tình
Ơn thuỷ thổ <!--[if !supportFootnotes]-->[11]<!--[endif]--> phải đền cho trọn
Trường tên, đạn, xin chàng bảo trọng
Thiếp lui về nuôi cái cùng con
Cao bằng cách trở nước non
Mình trong rắng có quỉ thần a hộ<!--[if !supportFootnotes]-->[12]<!--[endif]-->
Sức bay nhảy một phen năng nổ
Đá Yên nhiên<!--[if !supportFootnotes]-->[13]<!--[endif]--> còn đó chẳng mòn
hậu Chàng nên danh gía, thiếp còn trẻ trung
Yêu nhau khăng khít giải đồng<!--[if !supportFootnotes]-->[15]<!--[endif]-->
Một bài hát nói không phụ thuộc vào một bài nhạc nhất định, nghệ nhân hát nói, khi biểu diễn, hoàn toàn chịu sự chi phối của lời thơ. Khi bắt nhịp vào bài hát nói, nghệ nhân phải chú ý những câu ngắn, vấp váp gân gợn hay thanh thoát để xử lý cho thích hợp. Hát nói được chia thành các khổ. Trong việc chia ra các khổ, tựu trung có hai cách, cách chia theo âm nhạc và cách chia theo văn học. Cách chia theo âm nhạc bám sát các thuật ngữ biểu hiện nhịp độ âm nhạc như xuyên thưa, xuyên mau...Xuyên thưa là ba tiếng trống đánh vào đầu câu thứ tư, đánh khoan thai, xuyên mau là ba tiếng trống đánh vào đầu câu thứ tám, đánh gấp hơn. Có người chia bài hát ra làm bảy khổ, đó là các khổ: lá đầu, xuyên thưa, thơ, xuyên mau, dồn, xếp, keo. Cũng có người chia làm sáu khổ với các cách gọi tên khác nhau như gọi là khổ nhập đề, khổ xuyên tâm, khổ thơ, khổ xếp, khổ rải, khổ kết và gọi là khổ đầu, khổ xuyên, khổ thơ, khổ giữa, khổ dồn hay xếp, khổ dãi. Với cách chia theo văn học thì bài hát nói được chia ra làm ba khổ: khổ đầu, khổ giữa, khổ xếp. <!--[if !vml]--><!--[endif]--> <!--[if !vml]--><!--[endif]--> Mỗi bài hát có ba khổ, hai khổ đầu mỗi khổ bốn câu, khổ cuối cùng chỉ ba câu.
Một điểm nữa cũng mang tính đặc thù đó là sự lựa chọn đặt hai câu thơ chữ Hán vào giữa. Vị trí giữa bài đó tạo nên cảm giác về một sự tạo cân xứng, tạo đối xứng trong toàn bài bởi trước và sau loại câu thơ chữ Hán là các câu thơ nôm. Những đặc điểm của đối tượng thể hiện tính ổn định cấu trúc nghệ thuật thể loại và cũng chứng tỏ các bộ phận của thể loại đã mang chức năng nghệ thuật nhất định. Ở đơn vị câu thơ hát nói, lần đầu tiên trong thơ Việt Nam hư tự được dùng nhiều và câu thơ văn xuôi có nhịp điệu đã tạo thêm một nét đặc thù của hát nói. Tính đặc thù nó không chỉ biểu hiện ở chỗ tổng hợp nhiều thể mà còn biểu hiện ở sự thay đổi và không thay đổi của các bộ phận trong cấu trúc thể loại, của sự xuất hiện đậm đặc câu thơ văn xuôi.
2. Vần và nhịp.
Một đặc điểm phổ biến là hát nói vào nhịp với số chữ là ba chữ, đặc điểm này kéo suốt chiều dọc lịch sử hát nói. Vần chân gieo không cách vần cũng duy trì với chiều dài thời gian như thế nhưng vần lưng lại khác, nó được tăng cường lên từ nửa cuối thế kỷ XIX về sau và ở Tản Đà, một tác gia hát nói thuộc nửa đầu thế kỉ XX, dường như bài nào cũng gieo vần lưng. Vần lưng ở lục bát và song thất có lẽ là đóng vai trò tích cực trong việc nối các câu, các dòng với nhau, tạo tính liên tục, nhưng ở hát nói vai trò, vị trí đó dành cho vần chân liền vần mà vần lưng như chỉ có ý nghĩa tạo âm hưởng hay làm cho câu uyển chuyển hơn. Vai trò vần lưng ở hát nói có thể nhiều hơn nhưng với số vần lưng được gieo trong một bài là ba hoặc bốn lần và số bài có vần lưng không áp đảo trong hát nói của tác giả tiêu biểu là Nguyễn Công Trứ và Phan Bội Châu đã khiến cho chúng ta phải nghĩ đến vai trò không lớn của nó trong thi luật hát nói. Thế nhưng, ở hát nói, nếu đặt đặc điểm, vị trí của vần lưng trong tương quan các đặc điểm khác với cấu trúc bài hát nói như vần chân; sự có mặt của hai câu thơ khi đối, khi không, có khi lại ở vị trí đầu, khi ở vị trí cuối; câu kết cuối cùng là sáu chữ, tuy hãn hữu có bài bảy chữ,... thì mới thấy sự lỏng lẻo, không nghiêm ngặt của các nguyên tắc thi luật và vai trò của các yếu tố.
Nhịp và vần ở hát nói, như phân tích so sánh ở trên, cũng hình thành, định vị như là niêm luật thơ ca nhưng uyển chuyển thoải mái. Niêm, luật không thành một thứ ràng buộc nghiêm nhặt, cho phép diễn tả nội dung phóng túng. Nhịp và vần với đặc trưng 3/2/2; 3/2/3; 3/3, và vần lưng hay vần chân không cách vần, đã đủ chứng tỏ nó là thể thơ dân tộc( điều này khác với thơ bát cú, thể thơ có nguồn gôc Trung Quốc, tổ chức nhịp 4/3 và cấu tạo vần chân không liền vần) . Có một đặc điểm khác lạ là câu kết thúc bài hát nói gần như luôn luôn phải là nhịp 2/2/2 và chữ cuối câu kết luôn luôn là vần bằng.
3. Câu và từ
Hát nói có đủ khổ, dôi khổ, thiếu khổ và lấy số lượng mười một câu làm đơn vị phân định. Bài dôi khổ có thể kéo dài bảy mươi sáu câu như bài Hương Sơn phong cảnh. Đó là một biểu hiện sự tự do về số lượng câu trong một bài. Nhưng dẫu tự do kéo dài số câu, hát nói vẫn không thể kéo dài như ngâm khúc truyện nôm. Trong tương quan giữa ngâm khúc và truyện nôm thì với đặc điểm, dung lượng và với thể thơ mà nó sử dụng, đã như một sự quy định độ dài của thể loại đó. Ngâm khúc không kéo dài đến như truyện nôm. Số câu hát nói không bị hạn định nghiêm ngặt như bát cú, tứ tuyệt và không thể kéo dài như ngâm khúc, truyện nôm. Đặc điểm hình thức đó có thể cho phép chúng ta xem hát nói là một sự bổ sung khoảng giữa, giữa sự trói buộc số lượng chữ, câu của bát cú, tứ tuyệt và sự kéo dài của ngâm khúc, truyện nôm. Đặc điểm hình thức đó cũng có thể xem như là sự phân công phân vùng của thể loại, cũng có thể do một đặc điểm của thể loại hát là âm nhạc và thời gian hát quy định độ dài cho phép.
Nhưng tính đặc thù ở câu hát nói không nằm ở sự không hạn định, không bị quy định ở câu chữ, bởi đây không phải là đặc điểm chỉ có riêng ở hát nói, mà ở chất văn xuôi của câu. Chất văn xuôi của câu không phụ thuộc vào độ dài ngắn mà phụ thuộc vào việc tổ chức loại từ cùng với nhịp và thanh trong một đơn vị câu, tạo thành đặc điểm câu gần với câu nói thường. Trong câu thơ nhiều chất văn xuôi thường dùng hư từ, liên từ, nhưng việc có mặt của hư từ, liên từ chưa đủ làm nên đặc điểm văn xuôi của câu thơ. Nhịp có thể làm cho câu thơ có hư từ, liên từ uyển chuyển hoá, nhịp nhàng hoá và vì vậy tính văn xuôi giảm thiểu đến khó nhận dạng. ở hát nói, do nhu cầu phát ngôn trực tiếp các quan điểm, các ý tưởng, nghĩ suy để bộc lộ mình, phô trương tài tình, hành lạc nên kiểu câu hát nói phần nhiều là câu khẩu khí, cấu trúc câu hát nói là cấu trúc suy lý, câu lập luận, câu diễn giải. Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại nhiều câu suy luận như ở hát nói. Chúng ta hãy chú ý các từ: “khi... đã nên” ở câu:
- Ông Hy Văn tài bộ đã vào lồng
Khi Thủ khoa, khi Tham tám, khi Tổng đốc Đông
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
Hay ở các từ làm thành mẫu câu như trong hát nói Nguyễn Công Trứ: “cái... là... ở đâu... cứ... sao không... cũng...” mà dưới đây chỉ là một vài ví dụ trong rất nhiều ví dụ có thể đưa ra:
- Cái khoá giàm<!--[if !supportFootnotes]-->[16]<!--[endif]--> là giống ở đâu
Cứ lẽo đẽo cặp kề hiên cái <!--[if !supportFootnotes]-->[17]<!--[endif]-->
Đôi kẻ biết sao không tỉnh lại
Dẫu thiên hô vạn hoán cũng u ơ<!--[if !supportFootnotes]-->[18]<!--[endif]-->
Lại có cả đoạn như là cả một tam đoạn luận như “từ... đến... kết cục” mà về mặt ngữ pháp là gần với câu văn xuôi, về mặt chức năng thì thuộc câu suy luận, từ suy luận, nhất là đặt trong cả đoạn thơ: thử ngẫm, cớ sao, thì, từ, đếm, lại. Không chỉ là các cấu trúc câu suy lý, câu lập luận xuất hiện với tần số cao mà có khi trong cả đoạn hát nói, Nguyễn Công Trứ đã đưa cả biện pháp so sánh để làm nỗi bật vấn đề, diễn giải vấn đề và kết luận, khẳng định.
Nếu đặt nhịp của câu kết 6 chữ trong nhịp của toàn bài ta thấy có một đặc điểm là, ở loại bài không có mưỡu hậu thì hầu như chỉ ở câu kết này mới có nhịp chẵn 2/2/2, còn các câu trên, hầu hết, (trừ hai câu thơ dựng), là nhịp lẻ 3/2/2 3/2/3, 3/3/3. Như vậy, trong một bài hát nói cổ điển, được chia ra bốn quãng ngắt nhịp: trước vị trí hai câu thơ đối, hai câu thơ đối, sau hai câu thơ đối và câu kết, nghĩa là từ nhịp lẻ dồn dập đến nhịp 4/3 của câu thơ dựng, rồi nhịp lẻ dồn dập lại đến nhịp chẵn 2/2/2 của câu kết. ở mấy câu trước câu kết, đang ở dạng câu tự do dài ngắn tuỳ thích, với nhịp được lựa chọn tự do, đến câu kết thì nhịp thay đổi, số âm tiết (số chữ) bị cố định lại trên nền nhịp 2/2/2. Sự dừng lại đột ngột này tạo sức dồn đáng kể của âm hưởng. Có thể do nhịp 2/2/2 nên câu kết chất văn xuôi thường ít hơn các câu khác trong bài (trừ hai câu thơ).
Nếu như hai câu thơ chữ Hán và câu kết 6 chữ tạo cho một bài hát nói có bốn quãng ngắt nhịp thì ở bài hát nói cũng có ba loại câu: bắt đầu bằng câu tự do nhiều chữ dài, ngắn tuỳ ý thích của từng tác giả, đến hai câu thơ dựng số chữ thường là mỗi câu 7 chữ được lấy từ thơ luật và loại câu 6 chữ kết thúc bài hát nói. (ở đây chúng tôi xét ở phạm vi các bài mang cấu trúc cổ điển và như vậy loại trừ các bài có câu kết 7, 8 chữ vì loại câu kết này quá hy hữu). Ba loại câu, bốn quãng nhịp ở một bài hát nói, tự nó đã biểu hiện tính tổng hợp của hát nói từ các thể thơ truyền thống.
Trong các từ loại loại được dùng nhiều và gây được sự chú ý là đại từ nhân xưng bởi nó phản ánh dấu ấn của con người cá nhân. Dường như lịch sử văn học Việt Nam đến hát nói mới có hiện tượng nhà thơ tự nói về mình, phô mình ra về tài, về hưởng lạc, về tình nhiều đến thế, ngông ngênh, ngang tàng và tham đến thế. Các đại từ ngôi thứ nhất như ngô, ngã, ta vốn cũng xuất hiện nhiều trong thơ chữ Hán, thơ chữ Nôm nhưng trong thái độ khiêm xưng, nhún nhường. Thái độ đó hoàn toàn vắng bóng trong thể hát nói.
4. Nội dung
Hát nói sau một thời kỳ hình thành và phát triển đã được dùng để chuyển tải nhiều nội dung khác nhau ( trong đó có cả nội dung trào phúng, nội dung yêu nước và tuyên truyền cách mạng) và cũng đã đưa lại những hiệu quả nghệ thuật cao. Tuy được dùng để viết nhiều nội dung, nhưng không phải nội dung nào hát nói cũng có thể thành công. Nét nội dung chính có tính thống nhất trong số bài hát nói được cho là hay đều nói cái chí khí anh hào và tinh thần hành lạc mà các biểu hiện của nó là tính tự do phóng khoáng và các mối tình tài tử giai nhân... Trong môi trường truyền thống của xã hội Phương Đông thơ ca quán ca trù là môi trường tự do nuôi dưỡng các phát ngôn tự do mang yếu tố cá nhân như vậy.
Có nhiều bài hát nói khá hay mang nội dung khác như các bài Xuân cảm, Bài ca chúc tết thanh niên, Chơi xuân của Phan Bội Châu, Bài hát lưu biệt của Huỳnh Thúc Kháng... Những bài đó đạt cái hay bởi nó mang khí vị trượng phu, cái sức sống mạnh mẽ. Những bài hát nói đó cũng đã có cái hào khí, nhưng với tinh thần tự nhiệm, tự tin, điểm xuất phát là trách nhiệm, là đặt tinh thần đoàn thể trên cá nhân (Có đoàn rồi mới có ta. Đoàn là rất trọng, ta là rất khinh) nên dẫu có khí phách: ''Ư bách niên trung tu hữu ngã’’<!--[if !supportFootnotes]-->[19]<!--[endif]-->, ''đấng trượng phu tùy ngộ nhi an'' <!--[if !supportFootnotes]-->[20]<!--[endif]-->như trong Bài hát lưu biệt của Huỳnh Thúc Kháng hay quyết liệt, hùng tráng, thôi thúc như trong Bài ca chúc tết thanh niên của Phan Bội Châu:
Ghé vai vào xốc vác cựu giang san
Đi cho êm, đứng cho vững, trụ cho gan
Dây thành bại quyết ghe phen liên hiệp lại
thì cũng khác lạ với cái ngang tàng, ngất ngưởng “nhân sinh quí thích chí” trong hát nói mà chúng ta thường gặp. Tinh thần nồng nàn yêu nước trong các bài hát nói của các chí sỹ cách mạng, những người hào kiệt tự nhiệm đưa lại cho hát nói một sức hấp dẫn mới, một sức lôi cuốn theo hướng khác nhưng cũng xa lạ với sức hấp dẫn của tinh thần hào sảng hay tình tứ trên nền nhạc tom chát nơi ca quán. Cái âm hưởng hùng tráng của văn chương tuyên truyền cổ động đó cũng mang chứa cái cốt cách ngang tàng, cũng cổ động hành động phi thường nhưng cũng khác cái ngang tàng mang tính thị tài của nhà nho tài tử trong hát nói. Các bài hát nói có nội dung tuyên truyền như thế dường như không được đưa vào các ca quán và trong các tuyển tập ca trù trước những năm 8o của thế kỉ XX, nó dường như không được gia nhập vào môi trường hành lạc.
Trong các làn điệu dân nhạc Việt nam duy chỉ ca trù mới sinh thành nên một thể thơ là hát nói, nghĩa là không có một thể thơ xuất hiện như thế từ quan họ, từ chèo, từ ca lý, từ hát dặm. Cũng không thể tìm thấy một thể thơ ngắn, có cấu trúc ổn định, có hình thức đặc thù và nội dung đặc định như thế ở Việt Nam . Hát nói là một thể thơ độc đáo không chỉ ở nội dung và hình thức của nó mà còn ở chỗ nó vừa là một điệu hát của ca trù vừa là một thể loại văn học.
Sách tham khảo:
1. Sự nghiệp và thơ văn của Uy Viễn tướng cụng Nguyên Công Trứ- Lê Thước, H. 1928.
2. Việt Nam ca trù biên khảo- Đừ Bằng Đoàn, Đỗ Trọng Huề, S.1962.
3. Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại- Trần Đỡnh Hượu, Nxb Văn húa thụng tin, H.1995.
4. Ảnh hưởng thơ văn Lý Trần qua thơ và ngôn ngữ thơ Nguyễn Trung Ngạn- Nguyễn Tài Cẩn, Nxb Giáo dục, H. 1998.
<!--[if !supportFootnotes]-->
<!--[endif]-->
<!--[endif]-->
<!--[if !supportFootnotes]-->[1]<!--[endif]--> . y.v.t: yêu vận trắc: vần lưng la vần trắc, c.v.b: vần chân là vần bằng
<!--[if !supportFootnotes]-->[2]<!--[endif]--> . y.v.b: yêu vận bằng: vần lưng là vần bằng. c.v.t: vần chân là vần trắc. Tơ liễu: chỉ người con gái tuổi xuân sắc.
<!--[if !supportFootnotes]-->[3]<!--[endif]--> Lúc ta lãng du thì nàng còn bé.
Nay nàng lấy chồng thì ta đó thành ông già
<!--[if !supportFootnotes]-->[5]<!--[endif]--> . Tuổi xuân khó quay lại
<!--[if !supportFootnotes]-->[6]<!--[endif]--> Tiễn biệt lúc lên đường
<!--[if !supportFootnotes]-->[7]<!--[endif]--> . Chim nhạn lẻ bầy bay về hướng nam, chim hồng bay về hướng bắc.
Đám mây trôi về phương tây, nước chảy về phương đông.
<!--[if !supportFootnotes]-->[8]<!--[endif]--> . Đã có bạn chăn gối, đã có vợ ở nhà
<!--[if !supportFootnotes]-->[9]<!--[endif]--> . Ca lâu, kĩ viện
<!--[if !supportFootnotes]-->[11]<!--[endif]--> . Có sách nói là đất nước, quê hương, chúng tôi vẫn còn nghi ngờ cách giải thich này.
<!--[if !supportFootnotes]-->[12]<!--[endif]--> . Quỷ thần giúp đỡ
<!--[if !supportFootnotes]-->[13]<!--[endif]--> . Tên một quả núi, đời Hán mỗi khi đánh được giặc đều đến ghi công ở núi ấy
<!--[if !supportFootnotes]-->[14]<!--[endif]--> . Đồng hưu: Lúc giặc tan cùng vui với nước
<!--[if !supportFootnotes]-->[15]<!--[endif]--> . Yêu nhau trọn đời
<!--[if !supportFootnotes]-->[16]<!--[endif]--> . í núi danh lợi là cái khóa làm mất tự do
<!--[if !supportFootnotes]-->[17]<!--[endif]-->. Hiên là xe, cái là lọng- chỉ đồ dung của người làm quan. Ý nói danh lợi cứ đi theo ngườ làm quan, làm mất tự do.
<!--[if !supportFootnotes]-->[18]<!--[endif]--> . Kêu gọi nhiều lần cũng không tỉnh ngộ.
<!--[if !supportFootnotes]-->[19]<!--[endif]--> . Trong khoảng một trăm năm có ta
<!--[if !supportFootnotes]-->[20]<!--[endif]--> . Đấng trượng phu tùy cơ mà ứng biến
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét