VIỆC KIÊNG HÚY TƯỚC HIÊU CỦA PHỤNG CÀN VƯƠNG ĐẦU ĐỜI LÝ
Nguyễn Tài Cẩn
1/ Tôi vẫn đi Bệnh viện . Nhưng mai vẫn gắng có bài ở VHNA . Gửi 2 Ông xem cho vui !
2/ Thân , NTC).
Nhớ thầy đưa bài lên đây và sẽ tiếp tục các bài khác của thầy.
Nhớ thầy đưa bài lên đây và sẽ tiếp tục các bài khác của thầy.
1/ Trong bài CHỮ NÔM ĐÃ HIỆN DIỆN TRONG THỜI KÌ DỜI QUỐC ĐÔ RA THĂNG LONG chúng tôi đã phân tích mặt chính là mặt đặc điểm của Chữ Nôm đời Lý , ngoài ra lại còn phân tích thêm cách viết kị húy của tước hiệu PHỤNG CÀN VƯƠNG nữa. Chúng tôi nghĩ rằng chỉ phân tích mặt đầu là cũng đã đủ để bênh vực luận điểm của chúng tôi rồi, nên thêm phần sau chỉ là phần phụ . Nhưng không ngờ chính phần sau lại là phần gây tranh luận , cho nên chúng tôi xin viết bổ sung bài này để nói rõ thêm một số ý .
2/ Chúng tôi cho rằng chuyện kị húy chữ CÀN đời Lý trong văn bản PHẬT THUYẾT ĐẠI BÁO PHỤ MẪU ÂN TRONG KỊNH là có cơ sở :
--- Do văn bản thế kỉ 18 đã được in đi ,chép lại ít nhất là 4, 5 lần kể từ bản đầu đời Lý , nên chúng ta hiện thấy có những trang chữ CAN // CÀN viết với tự dạng khác nhau :
*** có những trang chúng cố ý viết bất thường ,không giữ bộ KHẤT nữa ( như ở trang 11/b , trang 18 /a , trang 34/a )
*** và những trang chúng có một chữ KHẤT rất bình thường ( như 2 lần ở trang 14/a , 1 lần ở trang 41/b )
--- Có 2 dạng khác nhau vì sao ? dang bình thường chúng ta hịện chưa hiểu thật rõ ,(vì người chép sơ suất ? hay không theo đúng dụng ý người xưa ?) , còn dạng bất bình thường , chúng tôi tin chắc là dạng cố ý kị húy !
Sau đây chúng tôi xin nói tỉ mỉ hơn .
3/ Trong tự điển Khang Hy , bên cạnh một dạng viết chinh thức, thỉnh thoảng còn thấy cho thêm những dạng khác nữa , 2 dạng thường được dẫn gọi là TUC TỰ, CỔ TỰ .Phân tích về mặt lý luân văn tự học , TỤC TỰ , CỔ TỰ cũng đều chỉ là những những dạng khác nhau của cùng một chữ cả : chúng cùng thụộc một nguồn gốc , cùng một nghĩa , một âm đọc như nhau . chỉ viết khác nhau mà thôi . Cho nên Ngô Đức Thọ gọi đấy là những DỊ THỂ.
TỤC TỰ không những chỉ là một dị thể chỉ có ở Khang Hy mà thôi mà còn có ở cả lối viết chữ Hán của riêng người Việt Nam nữa . G.S. Trần Kinh Hòa , sau khi nghiên cứu bộ sử TOÀN THƯ của Việt Nam , đã lập một bảng phụ lục , trong đó có dẫn một lọat rất nhìều VIỆT NAM TỤC TỰ và khá nhìều chữ KI HÚY . Căn cứ bảng phụ lục này chúng ta thấy :
---có nhiều chữ vốn là dạng kị húy được dùng phổ biến lâu ngày nên sau được xếp
vào danh sách VIỆT NAM TÚC TỰ , ví dụ chữ CHỦNG ( tên húy Gia Long ) viết đảo bộ HÒA sang bên phải ;
---lại có những chữ vốn là VIỆT NAM TỤC TỰ sau dùng để làm dạng kiêng húy : như thanh phù NINH viết bỏ chữ TÂM đã được bản Duy Minh Thị / 1872 / và bản Quan Văn Đường /1879 / dùng kiêng húy tên vua Lê Trang Tôn ở câu Kiều số 2789 và câu Kiều số 450 . Cách viết chữ NINH tục tự này đã có mặt trong bộ PHẬT THUYẾT , trang 31/ a , điều đó chứng tỏ rằng nó đã có từ rất lâu trước khi
Lê Mạc bắt đầu phân tranh ( đầu thế kỉ 16 ) .
Như vậy , theo Trần Kinh Hòa , 2 khái niệm TỤC TỰ và KỊ HÚY độc lập với nhau , không bài trừ nhau , có thể đi đôi với nhau .
4/ Còn nếu muốn lấy ngay những dẫn chứng đại dể như vậy từ bộ Khang Hy thì chúng ta cũng có , ví dụ : :
---2 dị thể của chữ DIỆU , Ngô Đức Thọ đã dẫn từ THIỀN UYỂN TẬP ANH : một
chữ DIỆU viết với bộ HUYỀN và một chữ DIỆU viết với bộ NỮ; chữ đầu có thể thay
chữ sau khi kiêng húy .
---hoặc 2 dị thể chữ HẰNG , Trần Kinh Hòa đã đưa vào phụ lục kiêng húy : một chữ HẰNG chưa kiêng húy và một chữ HẰNG đã kiêng húy ,cũng có trong Khang Hy , nhưng kém một nét ( nét ngang dưới cùng ) .
Điều đáng lạ là theo các lệnh Tự Đức đề ra năm 1861 không dùng chữ HẰNG thông thường có trong các Hán Việt tự điển.
5/ Trong CHỮ HÚY VIỆT NAM QUA CÁC TRIỀU ĐẠI ,ở mục Kiêng húy họ ngoại đời Trần , trang 48 -- 52 , Ngô Đức Thọ có đề cập đến việc kiêng húy chữ KIỀN // CÀN, sau khi bàn đến chữ NGUYỆT ( trang 48)., và trước khi bàn đến các chữ , TUẤN , ANH , TẢNG , NAM , TÔ ( ở trang 50-52 ). Bảy chữ này đều là những chữ húy của triều Trần cả . Riêng ở chữ KIỀN // CÀN có bàn đến hiện tượng kiêng húy của cả triều Lỹ nữa ! Đó là một chuyện lạ !
Nhưng theo ý chúng tôi , chuyện lạ này có thể giải thích được .Nguyên Trần Liễu cũng có tước hiệu đời Lý ban cho là PHỤNG CÀN // KIỀN VƯƠNG giống như Lí Nhật Trung đầu đời Lý . Nhưng lúc ấy Trần Liễu chỉ là một anh con rể rất trẻ của vua Lý, chưa cõ công lao gì , và sau khi nhà Trần lên , lại còn bị chuyện bất hòa chia rẽ với vua em đến mức TrầnThủ Độ muốn đem ra trị tội rất nặng . Trần Cảnh phải nêu tước hiệu của Trần Liểu ra là chỉ để cứu anh , thế thôi. Và một thời gian rất dài sau đó ( khoảng hơn 70 năm , trước khi có uy tín của con là Trần Hưng Đạo cứu vớt ) thì khi nói đến 2 vị PHỤNG CÀN VƯƠNG trùng tước hiệu , người ta cũng chỉ nghĩ đến PHỤNG CÀN VƯƠNG Lý Nhật Trung mà thối . Không phải ngẫu nhiên mà THIỀN UYỂN TẬP ANH , khi muốn nói đến nhân vật Trần Liễu nhà Trần cũng đã phải quay lai PHUNG CAN VƯƠNG đời Lý để bàn bạc .
6/ THIỀN UYỂN TẬP ANH đã theo dõi một bộ kinh PHẬT THUYẾT cổ đầu đời Lý, nhưng gọi nhầm tước hiệu Lý Nhật Trung thành PHUNG YẾT THIÊN VƯƠNG .Sự nhầm lẫn này đã làm cho nhà nghiên cứu Ngô Đức Thọ quanh co biện luận mãi. Thật ra , theo ý chúng tôi, nhờ có sự nhầm lẫn đó chúng ta mới tái khẳng định được 2 chuyện :
---Viết nhầm CAN // CÀN //KIỀN thành YẾT là nhầm bộ phận bên trái thành chữ XA , chuyện đó rất dễ giải thích : chỉ cần so sánh chẳng hạn dạng kị húy chữ TRẦN có sẵn trong bộ kinh PHẬT THUYẾT ( xem trang 42/b và trang 43/a : TRẦN = ĐÔNG+VĂN /1/ ) với một dạng cổ hơn của TRẦN ,có XA thay ĐÔNG trong Khang Hy là đủ hiểu .
Nhưng víết nhầm CAN // CÀN // KIỀN thành YẾT thì rõ ràng đó vốn là một chữ
CAN // CÀN // KIỀN tục tự , một dị thể không dùng bộ KHẤT bên phải nữa. Nói một cách khác , như trên đã nêu ra , đó chính là một chữ CAN // CÀN // KIỀN ở dạng đã cố ý kị húy của đầu đời Lý !
---Và như thế có nghĩa là chính Ngô Đức Thọ cũng phải nghĩ đến chuyện đời Lý đã có hiện tượng kị húy.
=====================
Chú thích:
/1/ Sau ĐÔNG là chữ gì ? Tiến sĩ Hoàng Thị Ngọ cho là ĐÔNG + VĂN nhưng có người cho là ĐÔNG + TRUY ! Nhưng dầu giải thích thế nào thì đây vẫn chỉ là một dạng đã bỏ bớt nét để kị húy : trong Khang Hy , trước ĐÔNG + VĂN ( hay // ĐÔNG + TRUY ) đang còn có một bộ PHỤ nữa .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét