Thứ Năm, 30 tháng 3, 2017

PHỔ CẬP TIẾNG PHÁP Ở BẬC TIỂU HỌC VÀ MỤC TIÊU ĐÀO TẠO NHÂN LỰC PHỤC VỤ CHÍNH QUYỀN THỰC DÂN Ở BẮC KÌ

PHỔ CẬP TIẾNG PHÁP Ở BẬC TIỂU HỌC VÀ MỤC TIÊU ĐÀO TẠO NHÂN LỰC PHỤC VỤ CHÍNH QUYỀN THỰC DÂN Ở BẮC KÌ
DHA dịch

Sau khi thôn tính Bắc Kì năm 1882, cùng với các hoạt động bình định quân sự và tổ chức lại tổ chức cai trị tại toàn Đông Dương, thực dân Pháp đã lập kế hoạch đào tạo người Việt để phục vụ cho các mục đích chính trị và kinh tế từ rất sớm. Năm 1885, đánh giá được tầm quan trọng của việc phổ cập việc giảng dạy tiếng Pháp tại các tỉnh Bắc Kì, Tướng Brière de l’Isle, chỉ huy quân đội viễn chính Pháp tại Bắc Kì đã ra quyết định tổ chức giáo dục bậc tiểu học tại Bắc Kì để tạo thuận lợi cho các quan hệ thương mại, đào tạo dân bản xứ đáp ứng nhu cầu của chính quyền bảo hộ trong thời gian ngắn nhất. Quyết định ngày 12 tháng 3 năm 1885 của Tướng Brière de l’Isle, chỉ huy quân đội viễn chính Pháp tại Bắc Kì văn bản pháp quy ra đời sớm nhất quy định về tổ chức giáo dục bậc tiểu học ở Bắc Kì của thực dân Pháp.
Quyết định về tổ chức giáo dục bậc tiểu học với mục đích chính là phổ cập tiếng Pháp cho học sinh bậc tiểu học đáp ứng nhu cầu về nhân sự phục vụ chính quyền.
Quyết định gồm 19 điều[1]:
Điều 1. Thiết lập cơ sở và nhân sự để chuẩn bị cho việc giảng dạy tiếng Pháp miễn phí và không bắt buộc tại các trường tiểu học tại tỉnh lị của mỗi toà công sứ.
Điều 2. Các trường tiểu học do giáo viên người Pháp điều hành, có giáo sư[2] người Pháp hoặc người bản xứ phụ tá nếu cần.
Điều 3. Giáo dục bậc tiểu học tại các trường thuộc chính quyền bảo hộ ở Bắc Kì chủ yếu tập trung vào giảng dạy kiến thức về ngôn ngữ Pháp gồm: đọc hiểu có phân tích và bình luận, tập viết, tập tính, kĩ thuật đo đạc và dần dần là những khái niệm về lịch sử Bắc Kì, Nam Kì thuộc Pháp, Trung Kì và lịch sử nước Pháp, địa lí đại cương, đặc biệt là địa lí nước Pháp và các thuộc địa Pháp, địa lí nước Nam, và khái niệm về ứng dụng khoa học vật lí và khoa học tự nhiên trong nông nghiệp, thương mại và kĩ nghệ thông qua những bài đọc hiểu.
Việc giảng dạy ngôn ngữ bản xứ là chữ Quốc ngữ và tiếng Hán được thực hiện bên cạnh các buổi học tiếng Pháp.
Điều 4. Học sinh được tuyển vào học tại các trường tiểu học của chính quyền Bảo hộ phải tối thiểu đủ 8 tuổi và tối đa là 13 tuổi, trừ trường hợp ngoại lệ đối với trẻ trên 13 tuổi nhưng đã có kiến thức về tiếng Pháp.
Điều 5. Hiệu trưởng trường tiểu học ở Hà Nội sẽ kiểm nhiệm chức trưởng ban chỉ đạo giáo dục bậc tiểu học cho đến khi có chỉ đạo mới.
Với chức vụ này, trưởng ban chịu trách nhiệm tập hợp công việc của các trường; thanh tra các trường học theo mệnh lệnh của giám đốc phụ trách dân sự và chính trị; báo cáo với chính quyền cấp trên về tình hình và công tác học chính.
Các hiệu trưởng và giáo viên người Âu hoặc người bản xứ thuộc quyền quản lí của trưởng ban.
Điều 6. Các hiệu trưởng chịu trách nhiệm:
+ Điều hành việc học tập theo chương trình đã duyệt, công tác kỉ luật, kiểm soát các buổi học, gìn giữ phòng học, đồ đạc và vật dụng và đồ dùng trường học.
+ Tham gia giảng dạy, chỉ đạo giáo sư dưới quyền, phổ biến chỉ thị của trưởng ban chỉ đạo giáo dục bậc tiểu học.
+ Thông báo tới trưởng ban về thái độ và cách sống của giáo sư vào cuối mỗi tháng.
+ Trình báo cáo chi tiết về công việc.  
Điều 7. Tại mỗi toà công sứ, các công sứ sẽ thanh kiểm tra các trường học. Hiệu trưởng phải đưa ra nhận xét về những gì cần làm dù có phải báo cáo ngay lập tức. Một bản sao báo cáo tháng sẽ được trình lên công sứ.
Điều 8. Lương, hình thức thăng trật và thứ bậc nhân sự giáo sư người Pháp biệt phái làm ngành học chính được quy định như sau:
Trưởng ban (để ghi nhớ)
Giáo sư hạng 1
8000 frs
Giáo sư hạng 2
7000 frs
Giáo sư hạng 3
6000 frs
Giáo sư hạng 4
5000 frs
Giáo sư tập sự
4000 frs
Trường hợp hiệu trưởng và giáo sư không dùng nhà ở, họ được trợ cấp 720 frs/năm.
Điều 9. Giáo sư tập sự chỉ được bổ dụng khi có bằng cấp đơn giản về giáo dục tiểu học ở chính quốc hoặc các bằng cấp bậc đại học khác tương đương.
Các giáo sư tập sự được nâng lên bậc giáo sư hạng 4 sau một năm công tác nếu không bị kỉ luật.
Giao viên được nâng lên bậc cao hơn sau 2 năm công tác.
Giáo sư chủ nhiệm lớp được hưởng phụ cập 1000 frs/năm.
Điều 10. Các hình thức kỉ luật bao gồm:
1.     Cảnh cáo của hiệu trưởng hoặc công sứ;
2.     Khiển trách của giám đốc phụ trách dân sự và hành chính;
3.     Cắt một phần hoặc toàn bộ lương thuộc địa trong một khoảng thời gian;
4.     Cách chức
Hình thức cắt lương (3) và cách chức (4) do tướng chỉ huy quân đội quyết định theo ý kiến của một hội đồng điều tra.
Điều 11. Lương, hình thức thăng trật và thứ bậc nhân sự người bản xứ được quy định như sau:

Giáo sư hạng 1
2400 frs
Giáo sư hạng 2
2200 frs
Giáo sư hạng 3
2200 frs
Giáo sư hạng 4
1800 frs
Giáo viên tiểu học hạng 1
1600 frs
Giáo viên tiểu học hạng 2
1400 frs
Giáo viên tiểu học hạng 3
1200 frs

Điều 12. Giáo và giáo viên tiểu học người bản xứ chịu các hình thức kỉ luật sau:
- Cảnh cáo của trưởng ban giáo dục tiểu học;
- Khiển trách của giám đốc dân sự và chính trị;
- Trừ lương đến 15 ngày lương;
- Hạ bậc;
- Treo chức;
- Cách chức.
Điều 13. Khung nhân sự các trường tiểu học được quy định như sau:
Trường Hà nội: có một giáo sư hiệu trưởng nhà trường, đảm nhiệm chức trưởng ban giáo dục bậc tiểu học; một giáo sư phụ trách các lớp đào tại trẻ em người Âu; 4 giáo viên tiểu học người bản xứ và một nhân viên lao động.
Các trường khác: có một giáo sư hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm về các lớp đào tạo trẻ người Âu; 4 giáo viên tiểu học người bản xứ; một nhân viên lao động.
Điều 14. Giáo sư có bằng cấp theo quyết định ngày 23 tháng 7 năm 1879 về trường học ở Nam Kì được nhận tiền thưởng về ngôn ngữ bản xứ tiếp tục được lĩnh khoản tiền thưởng này.
Điều 15. Không được mở bất kì trường học đặc biệt nào khi chưa được phép của chính quyền bảo hộ ở Bắc Kì. Người nào xin phép mở trường phải chứng minh các điều kiện về đạo đức và năng lực theo các quy định địa phương. Tất cả các trường đặc biệt đều chịu sự giám sát của chính quyền.
Điều 16. Các trường trung học, hội thảo của các phái đoàn, trường học thuộc các phái đoàn và trường dạy tiếng Hán được miễn xin phép theo điều 15.
Điều 17. Các trường đặc biệt được trợ cấp cho việc giảng dạy tiếng Pháp.
Điều 18. Một uỷ ban thường trực tối cao được thành lập chịu trách nhiệm nghiên cứu các vấn đề về học chính và thanh tra các cơ sở giáo dục của chính quyền bảo hộ.
Uỷ ban này gồm: giám đốc phụ trách Dân sự và Chính trị làm chủ tịch và các thành viên: công sứ Hà Nội, trưởng ban giáo dục tiểu học; chánh văn phòng và cha xứ Hà Nội; bác sĩ do giám đốc Y tế chỉ định; kĩ sư Công chính và thông ngôn chính.
Điều 19. Giám đốc phụ trách Dân sự và Chính trị chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 1885
Brière de l’Isle
(Đã kí)




[1] RST – 73392, TTLTQG1
[2] Từ “professeur” trong văn bản được dịch là “giáo sư” theo cách dùng từ đương thời.  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét