Bản đánh máy này có thể chưa đầy đủ
NHO GIÁO TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ VẤN ĐỀ DÂN CHỦ Ở NƯỚC TA
Trần Đình Hượu
(Đề tài KX.05.06. Báo cáo
khoa học tại Viện CNXHKH ngày 26/6/1992 và 4/7/1992)
I. Vấn đề Nho giáo trong việc định hướng cho sự phát triển
Nho giáo phát triển qua ba thời kỳ: Trước tiên là Tiền Tần
(thế kỷ III tr. CN và trước); Lưỡng Hán (thế kỷ II tr.CN đến thể kỷ II sau CN);
Tống đến Minh Thanh (từ thế kỷ XII – XVI). Giai đoạn đầu, Nho giáo được coi là
chỗ dựa tinh thần để bảo vệ độc lập dân tộc và chế độ vương quyền. Sau đó ví dụ
ở Việt
Sau cùng đến giai đoạn 3 (từ những năm 60 trở lại đây) được
coi là thời kỳ nhận thức lại vấn đề Nho giáo do ảnh hưởng của chủ nghĩa Mao và
sự phát triển thần kỳ Nhật Bản. Vào những năm 60, Trung Quốc giương cao ngọn cờ
tư tưởng Mao Trạch Đông nhằm thay thế chủ nghĩa Mác trên thế giới nên đã thu hút
sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu quốc tế. Nhất là do tình hình thế giới căng
thẳng và do vấn đè “xét lại” của Khơ - rúp - sốp ở Liên Xô cũ nên trong việc nghiên cứu chủ
nghĩa Mao, nhiều nước đã huy dộng hàng
ngàn nhà khoa học, ví dụ ở Liên Xô cũ và Mỹ. Đặc biệt cuộc “cách mạng văn hóa”
– nhưng lại dã man nhất trong lịch sử nhân loại ,và lại do Đảng cộng sản tiến hành
ở Trung Quốc, đã làm thế giới phải kinh dị. Việc nghiên cứu chủ nghĩa Mao rút
ra được kết luận rằng, nguồn gốc chủ nghĩa Mao là truyền thống tư tưởng phương Đông.
Mà truyền thống tư tưởng phương Đông lại được hình dung là Nho giáo. Từ đó người
ta nghiên cứu khả năng truyền bá của chủ nghĩa Mao, nhất là ở Nhật Bản, Triều
Tiên, Việt Nam - những nước chịu ảnh
hưởng sâu sắc của Nho giáo. Khi đó ở nước ta cũng đã có đề nghị nghiên cứu vấn đề
này nhưng không được chấp thuận.
Một dộng cơ làm sống động vấn đề Nho giáo là sự hần kỳ Nhật Bản
và 4 con rồng châu Á. Năm 1964 Nhật Bản tổ chức thế vận hội Tôkiô. Khi đó thế
giới mới được tận mắt chứng nghiệm “sự thần kỳ Nhật Bản”. Khái nbiệm này từ đó
phổ cập hóa trên toàn thế giới. Năm 1968, Nhật Bản tổ chức long trọng 100 năm
Minh Trị duy tân. Các nhà khoa học trên thế giới lúc đó mới tập rung nghiên cứu
“sự thần kỳ Nhật Bản” và phát hiện thấy nước này đã phát triển với một tốc độ
nhanh chóng mà châu Âu chưa bao giờ đạt tới. Tiếp theo, vào những năm 70 xuất
hiện cụm ừ “các nước công nghiệp mới châu Á”, “4 con rồng châu Á”; đó là Nam
Triều Tiên, Đài Loan, Hồng Công, Xinggapo. Thế giới Âu - Mỹ khi đó mới nhận thức
được sự xuất hiẹn của một kẻ cạnh tranh đáng sợ. Theo tôi hình như phe XHCN
khong thấy vấn đề này bằng các nước Âu Mỹ phải cạnh tranh trực tiếp với đối thủ
châu Á trên thị trường.
Và thế là người ta tập trung nghiên cứu những vấn đề: Tại sao
khu vực Đông Á này lại phát triển nhanh nưh vậy? Liệ các nước Âu Mỹ có thể tạo
ra được một năng suất lớn như vậy, và với tốc độ cao như vậy trong nhiều năm không?
Đặc biệt những câu trả lời đều hướng vào cách quản ký Nhật Bản. Người ta đi đến
kết luận: Nếu không có truyền thống văn minh Đông Á thì không thể có sự phát
triển thần kỳ như vậy. Và nười ta phân tích đến những ảnh hưởng tích cực của Nho
giáo đối với việc gia tăng tốc độ phát triển đó. Chính văn minh Nho giáo đã hun
đúc tinh thần hiếu học của người châu Á và do đó tạo ra nguồn nhân công có học
vấn cao, tính cần kiệm, tinh thần cộng đồng, tuân thủ cấp trên. Đó là những tác
nhân quan trọng cho phát triển. Mà những tính chất này thì do Nho giáo để lại.
Một nhà nghiên cứu đã phân tích những tính chất trên và đặt câu
hỏi tại sao trong vùng Đông Á các nước đều phát triển với tốc độ gấp 2 lần các
vùng khác, (các vùng khác có tốc độ phát triển cao nhất là 6 % còn thông thường
là 2%, riêng khu vực Đông Á là 10 %, thậm chí hơn), mà Việt Nam lại thuộc diện phát
triển chậm nhất thế giới. Như vậy hoặc có nghĩa là Việt
Thứ nhất, phải nói rằng chiến tranh không phải là đặc thù của
riêng Việt Nam, Nhật Bản cũng bị chiến tranh tàn phá năm 1945 về hậu quả nặng nề
đến mức là các đại trí thức Nhật Bản phải ăn xin ngoài đường. Chiến tranh tàn
phá 60% công nghiệp Nhật ; nông nghiệp còn bị tàn phá nghiêm trọng hơn. Binh lính
giải ngũ và bj thất nghiệp hàng loạt… Triều Tiên là một nước nhỏ mà đnáh nhau từ
Bắc chí
Còn một vấn đề nữa là xác định cột mốc của sự phát triển. Nhật
Bản xác định mốc phát triển từ Minh Trị duy tân cho đến ngày nay, tuy có gián đoạn
những phát triển đều đặn. Nam Triều Tiên tính cột mốc từ 1953 trở đi. Trung Quốc
cũng tương tự. Riêng Việt
Cho nên mọi lý do Việt
Như thế là từ những năm 60 có hai vấn đề: a) Chủ nghĩa Mao,
b) Sự phát triển tăng tốc của Nhật bản và 4 con rồng châu Á, liên quan đến việc
nhận thức lại vấn đề Nho giáo, và tác động đến Việt Nam. Ngày nay ở Việt
Ngoài những ảnh hưởng từ bên ngoài riêng trong nước nhiều người
cho rằng, đọa lễ, đạo hiếu mất đi đã làm cho các tệ nạn xã hội ngóc đầu dậy. Nếu
òn gia dình truyền thống chắc chắn hạn chế được nhiều tệ nạn xã hội. Do xu hướgn tư duy này mà hiện
nay ở nước ta đang khôi phục lại nhiều truyền thống cũ, như lễ hội, họ hàng, nhà
thờ, xây nghĩa dịa… Ở một số nơi đã làm lại gia phả và tộc ước. Tộc ước tức lặđt
ra những quy định ở trong họ. Ví dụ tộc ước của một họ ở Điện An (Quảng
Như vậy vấn đề Nho giáo đã ồn tại rất lâu ở Việt
Nưm 1991 tôi có đi Nhật dự hội nghị về tư tưởng và văn hóa của
vùng dùng chữ Hán, tức vùng Đông Á, người ta hỏi tôi phải chăng Việt
Tôi nghĩ rằng trong nền văn minh phương Đông thì không phải
chỉ duy nhất có Nho giáo mà còn có Phật giáo và Đạo giáo… Nhưng trong hệ thống
tôn giáo đó thì vai trò của Nho giáo rất đặc biệt. Vì nó ciữ vai trò chi phối
chính trị, giáo dục và học thuật. Ba lĩnh vực này không mở rộng đường cho Đạo
giáo và Phật giáo. Như vậy khi nói văn minh phương Đông, truyền thống phương Đông
thì trước tên phải coi trọng vấn đề Nho giáo. Cho nên trong quá trình dân chủ hóa
thì vấn đề trọng tâm là giải quyết vấn đề truyền thống Nho giáo. Nho giáo phải
coi là cái gốc xuất phát của dân chủ hóa, chứ không thể coi nó ngang hàng với Phật
giáo và Đạo giáo.
II. Về cách nhận thức Nho
giáo đúng với lịch sử và có ích cho thực tế.
Thực tế có một vùng Nho giáo tồn tại rong nhiều thế kỷ nay, và
bao gồm 4 nước Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Ra đời từ thế kỷ V
tr.CN và tồn tại trên một diện rộng như vậy nên Nho giáo là một đối tượng nghiên
cứu phức tạp. Cho nên hiện nay quan niệm Nho giáo rất khác nhau. Tôi có phương
pháp riêng thống qua quan niệm về một Nho giáo đúng vói lịch sử và cách tiếp cận
có ích cho thực tế. Nhưng trước hết xin điểm lại những phương pháp tiếp cận khác
đối với Nho giáo.
Thứ nhất, tìm hiểu Nho
giáo qua kinh điển
Người ta chia Nho giáo thành ba giai đọna: Tiền Tần, Lưỡng Hán,
Tống cho đến Minh Thanh. Ở Việt Nam, vò năm 1967 nhân một hội nghị nghiên cứu
Nho giáo để kỷ niệm Phan Bội Châu và Nguyễn Trãi tại viện Triết học có quan niệm
rằng Việt Nam không nhiên cứu kinh điển, vì chúng ta không thích nghiên cứu Nho
giáo Trung Quốc, mà nghiên cứu Nho giáo Việt Nam. Tôi đã khẳng định ngay rằng làm
sao có thể nghiên cứu Nho giáo ở ta tách khỏi Nho giáo Trung Quốc, tức là tách
khỏi Nho giáo kinh điển được.
Ở đây nổi lên vấn đề: Một là tư tưởng thực dụng, muốn đi thẳng
vào thực tế mà coi nhẹ vấn đề lý thuyết. Hai là quan niệm về một Việt
Tại hội nghị quố tế về nghiên cứu Nho giáo ở Nhật vào năm
1991 mà tôi đã nhắc ở trên, việc tiếp cận Nho giáo có phần sinh động, cụ thể họ
tiếp cận dưới 4 góc độ sau:
-
Nghiên cứu văn tự kinh điển Nho giáo
-
Nghiên cứu tư tưởng
-
Nghiên cứu Nho giáo trong dân gian
-
Nghiên cứu Nho giáo trong hiện đại hóa.
Rõ ràng họ đã nghiên cứu Nho giáo trong sự phát triển lịch sử
và trong sự vận động thực tế. Nhưng tôi cần nhắc lại rằng không thể thoát ly khỏi kinh đển
trong việc nghiên cứu Nho giáo, và đồng thời phải nghiên cứu xem nó được vận dụng
trong thực tế như thế nào. Chỉ nghiên cứu kinh điển thì không đủ và không đúng.
Nho giáo đi vào xã hội theo một cơ chế đặc thù. Và nói đến ảnh hưởng Nho giáo là
phải nói đến sự vận động của nó.
Mặt khác phải lưu ý rằng kinh điển Nho giáo cũng đã hình thành
trong lịch sử chứ không pải kinh điển từ trước đến nay đều “nhất thành bất biến”.
Và có phải mọi kinh điển Nho giáo đều hìnhthành trước thời Khổng Tử hay không?
Thực tế có những kinh điển mà Khổng Tử cũng không được đọc. Thời Khổng Tử quan
trọng nhất là Thư, Lễ và Thi. Kinh Dịch thì ông chưa đọc. Nói đúng ra thì Khổng
Tử chỉ được đọc một phần, còn một phần quan trọgn nhất là Dịch truyện thực tế mãi
đến thế kỷ IV sau CN mới xuất hiện, cho nên chắc chắn ông không thể đọc được.
SAu nữa là Kinh Xuân Thu là do Khổng Tử iết thì đến đời Hán mới coi là kinh điển chứ thời Khổng Tử người
ta có coi là kinh điển đâu. Cả kinh Dịch thì đến tận đời Tống Nho mới đưa lên hàng
kinh. Như thế vai trò của kinh cũng không phải là “nhất thành bất biến”. Cuối cùng
là truyện kinh nhừam giải thích kinh để làm cho kinh dễ hiểu. Đời Xuân Thu không
có truyện; thầy trực tiếp dạy cho học trò. Đến đời Hán mới có kiểu học theo lối
nhà trường, do đó phải có sách để giảng dạy. Chẳng hạn sách của Mạnh Tử phải đến
đời Đường (từ thế kỷ VII về sau) mới coi là truyện. Như thế, quan niệm truyện cũng
thay đổi. Truện cũng như kinh đều đã vận động trong thực tế dưới những quan niệm
khác nhau chứ không khong như chúgn ta hiểu hiện nay.
Cho nên nếu như trình bày Nho giáo mà căn cứ vào ngũ kinh tứ
th thì phi lịch sử. Đây là một vấn đề nan giải mfa ngay cả Trần Trọng Kim, Phan
Bội Châu đều không nhân ra. Quan niệm mới này
ngày nay mới được chấp nhận. Quan niệm này được chấp nhận ở cả Trung
Quốc lẫn Đài Loan, tức là nó đã trở nên phổ biến.
Xem xét Nho giáo trong sự vận động còn một lý do quan trọng nữa
là bản thân kinh truyện có nhiều vấn đề tồn tại. Như đã rõ đời Tần có chuyện phần
thư khanh Nho, tức là đốt sách và chôn Nho. Tất nhiên kinh điển Nho giáo vì thế
bị mất hết. Sau đó người ta thu thập để khôi phục lại.
Do sự tập hợp nên nhiều thứ bị lẫn lộn. Ví dụ trong kinh Lễ có
nhiều thiên không phải của kinh Lễ, trong kinh Thư cũng vậy… Bởi vì vào thế kỷ
IV sau CN ở Trung Quốc các học giả có nhiều ý kiến khác nhau cho nên người ta tập
hợp vào đó những thành phần không thuần nhất.
Hơn nữa ở thời Tây Hán, Lưu Bang trước tiên nghĩ rằng, có thể
cai trị theo lối Pháp gia, tức là đố lập với
Nho gia. Nhưng xã hội trở nên hỗn loạn nên phải trở lại với Nho gia, thực
ra thì trong Pháp ngoài Nho. Vì vậy kêu gọi học Nho giáo, kêu gọi ai có sách thì
nộp cho nhà nước, ai giảng được kinh điển, được hưởng lương 200 thạch, tức là
loại cán bọ cao cấp. Từ đó có nhạn đưa sách gia đình cho nhà nước. Người làm sách
giả nổi tiếng là cháu Khổng Tử - Khổng an Quốc. Ông này nói rằng vì vách nhà Khổng
Tử đổ nên tìm được một lô kinh điển Nho giáo. Vấn đề cổ văn và kim văn trở thành
đề tài tranh luận suốt từ thế kỷ thứ II đến nay ở Trung Quốc. Sách của Khổng An
Quốc đáng tin cậy hay sách tập hợp trong thiên hạ đáng tin cậy? Một cái là của
giả của một nhà, một cái là của giả của thiên hạ. Điều này cho thêya nếu chỉ dựa
vào kinh điển mf hiểu ngũ kinh tứ thư thì nảy sinh nhiều vấn đề nghi vấn.
Tôi đã đọc tài liệu của ông Quách Mạt Nhược, một người có thể
đọc được tất cả các thứ chữ Trung Quốc từ thế kỷ XX tr. CN cho đến nay thì thấy
rằng việc xác định kinh điển Nho giáo là rất khó khăn. Cho nên phải xem xét Nho
giáo theo quan điểm lịch sử và quan điểm vận động thực tiễn .
Thực tế thì trong lịch sử có các cách nghiên cứu Nho giáo rất
khác nhau. Đầu tiên là các thế hệ nghiên cứu theo lối kinh viện: thánh hiền cữh
nghĩa trong sách như thế nào thì chú giải như thế. Từ giữa thế kỷ XIX trở về trước
nói chung phương pháp tiếp cận Nho giáo ở Trung Quốc là như vậy. Đến khi phương
Tây xâm nhập vào Trung Quốc, họ phải hiểu tư tưởng phương Đông mọt cách khoa học
cho nên các học giả Đức, Anh, Pháp lại nghiên cứu Trung Quốc trước cả người Trung
Quốc. Đến khi ở Trung Quốc xuất hiẹn tầng
lớp du học ở phương Tây trở về thì mới xuất hiện các học giả nghiên cứu Trung
Quốc một cách khoa học . Thọat đầu những học giả này phủ nhận truyền thống, bởi
lẽ họ chỉ nhìn thấy Trung Quốc lạc hậu, trì trệ. Họ đòi hỏi phải Âu hóa. Đó là
một định hướng có thể là đúng trong hoàn cảnh lúc đó. Nhưng điểm phiến diện của
họ là ở chỗ hj vân dụng mấy mốc tri thức phương Tây để mô tả về nghiên cứu tư tưởng
phương Đông. Song thực chất tư tưởng hương Đông vận động và phát triển theo một
phương thức khác. Ở nước ta Trần Trọng Kim miêu tả triết học phương Đông gần giống
như hệ triết học phương Tây. Các nhà triết học Xô viết nói rất hay rằng ở phương
Đông họ cũng giải quyết tất cả mọi vấn đề mà triết học phương Tây giải quyết,
duy chỉ có điều là việc chấp lại theo kiểu phương Tây thì nó sẽ không ra cái gì
cả. Cho nên việc trình bày triết học phương Đông như thế nào vẫn là vấn đề còn
bỏ ngỏ ở phương Tây.
Ở Trung Quốc, kể từ phong trào Ngũ tứ, Hồ Thích và Trần Độc Tú
bắt đàu nhìn lại triết học phương Đông theo quan điểm phương Tây. Trước đó
Khang Lương trình bày triết học Trung Quốc theo kiểu Trung Quốc trên tinh thần
hoặc bênh vực hoặc chống lại. Sau phong trào Ngũ Tứ, các học giả mác xít, chủ yếu
lưu học ở Nhật như Quách Mạt Nhược, Đổng Thục Tường… trình bày triết học phương
Đông theo quan điểm Mác xít. Ở nứoc ta những quyển sách của Phan Bội Châu như Khổng học đăng viết theo quan điểm Khang
Lương. Trần Trọng Kim viết theo quan điểm của Hồ Thích và Trần Độc Tú. Phan Khôi
cũng viết theo quan điểm của phong trào Ngũ Tứ. Đào Duy Anh trong cuốn Khổng giáo ohê bình tiểu luận lại viết
theo quan điểm mác xít, dựa trên quan điểm đấu tranh giai cấp như phương pháp của Quách Mạt Nhược và Đồng Phục
Tường. Các công trình của Nguyễn Duy Cần tổng hợp khá nhiều quan điểm của cả Âu,
Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan. Cái sai của Nguyễn Duy Cần là ở chỗ khác chứ không phải
ông chỗ không có tư liệu và không có phương pháp. Gần đây tôi có đọc một số sách
vở xuất bản ở Đài Loan, Trung Quốc thì họ
cũng mắc vào những cái sai của Nguyễn Duy Cần. Vấn đề sai hay đúng không phải là
vấn đề đơn giản trong khi nghiên cứu Nho giáo.
Như vậy nghiên cứu Nho giáo theo phương pháp kinh điển phải
chú ý đến những vấn đề trên. Ở đây phải nhấn mạnh đến vấn đề thư tịch, và phải
nhận thức được rằng chúng ta thuộc vùng văn minh Đông Á mà Trung Quốc là cái nôi
của nó.
Thứ hai, nghiên cứu Nho
giáo trong thực tế.
Nghĩa là tìm hiểu Nho giáo trong đời sống và trong sự vận động
lịch sử. Chẳng hạn việc thờ cúng tổ tiên của chúng ta cũng là một đặc điểm của Nho
giáo. Chính thờ cúng tổ tiên gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm hồn các nứơc phương Đông.
Các dòng Nho giáo có tính lịch sử. Bởi vì Nho giáo Tiền Tần
khác Nho giáo Hán, Tống… Đồng thời Nho giáo Trung Quốc khác với Nho giáo Nhật Bản,
Triều Tiên, Việt
Sau nữa phải thấy rằng từ Khổng Tử cho đến tận thế kỷ XX, Nho
giáo có thể thay đổi điểm nọ, điểm kia
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét