Sự xuất hiện ý thức phê phán-
một phá bỏ thói quen truyền thống
Nguyễn Đức Mậu
Trong lịch
sử Việt Nam, ý thức phê phán chưa thực sự phát triển. Sự phê phán,
nếu có, cũng chỉ là phúng gián, trào phúng, hướng đến quân vương,
nhưng lẻ tẻ, ít hoặc mang tính chất kiểm điểm đạo đức theo chuẩn khuôn thước sẵn
có,
chỉ là sự điều chỉnh trong vòng luân thường, không nhằm tìm kiếm một giá trị
khác, tìm kiếm một
sự phát triển, phê phán đó mang tính kiểm điểm, chỉnh huấn. Các cách nhìn, cách phê phán này có kiểu tư
duy cắt nghĩa lịch sử từ sức mạnh người đứng đầu, không góp phần
giải nghĩa sức ỳ cộng đồng. Sự phê phán đó khác giai đoạn sau, thời tinh
thần phương Tây du nhập, khiến cho cái mới cười cái cũ, hay cái cũ cười cái mới
trong thơ trào phúng nửa cuối thế kỷ XIX. Xã hội trật tự, phận vị của lễ giáo
nho giáo không chấp nhận phê phán để đối thoại, thay đổi, nó hướng đến sự ổn định
trật tự thứ bậc.
Tinh
thần phê phán thể hiện nhu
cầu
thay đổi xã hội, thay đổi nhiều quan niệm vốn đã trở thành định luận trong lịch
sử. Nhưng phê phán cái gì và phê phán như thế nào, cái giá trị hướng đến như thế
nào, có ảnh hưởng hay không đến sự phát triển. Tư duy phê phán, tranh luận mang
tinh thần đối thoại là sản phẩm có ý nghĩa của xã hội dân chủ. Khi xuất hiện tư
tưởng canh tân, một hệ thống quan niệm khác xuất hiện làm thành nhu cầu nhìn ra
cái dở trong tư duy nệ cổ, hiếu cổ, tránh xa cái thực tế, hay sức ỳ, sức chống
lại của các tập tục cổ hủ. Sự phê phán còn hướng đến các bệnh từ chương, hướng
đến cái hư dụng mà không theo đuổi cái thực dụng, cái có ích cho phát triển,
cho cuộc sống.
Tư duy phê phán được khơi mạch từ các nhà
canh tân mà tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ. Phê phán xuất hiện, nó đứng trên
quan niệm mới giải thích cái cũ. Thấy ra được những căn bệnh lịch sử nằm sâu
trong cách nghĩ, trong các tập tục truyền thống, nhưng thấy được là nhờ họ có
được vốn hiểu biết về một nền văn minh khác, văn minh phương Tây, nơi mang sức
mạnh của một thời đại mới có tính toàn cầu, có thể đánh đổ nền văn minh mang đầy
uy lực đã ngự trị hàng ngàn năm lịch sử nước Việt. Có được cái để so sánh, để
nhìn ra thực tế nước nhà, là yếu tố quyết định toàn bộ hệ thống được xác lập ở
Nguyễn Trường Tộ.
- Phê phán cái học
vô bổ, khuyên theo cái học thực dụng
Nguyễn Trường Tộ phê phán là cái đã trở thành
thứ căn bệnh “tệ mạt”, đó là tập tục, là thói “đua nhau” chạy theo cái phù phiếm, trau chuốt câu hay chữ khéo, là
thứ từ chương đã thành bệnh, bỏ quên “cái
học thực dụng” có ích cho đất nước,
cho cuộc sống nhân sinh. Trong khi đó những việc hữu ích, thiết thực, thực dụng
cho dân tộc, đất nước, cho dân sinh, cho hệ thống chính trị, quốc phòng,..
không phải là cái mà đám đông có trí tuệ hướng đến, thì thật đáng ngại. Hướng đến
thực nghiệp, thực dụng đã thành những vấn đề quan trọng trong giai đoạn sau của
lịch sử, có nhìn thấy như vậy, mới thấy sự phê phán của Nguyễn Trường Tộ là mở
đầu khó khăn, một mở đầu mạnh mẽ. Ông đặt câu hỏi để nhằm giải thích về một căn
bệnh mà thuốc chữa sẽ là cái gì. Nếu sự phê phán không nhằm hướng đến giải
thích căn nguyên, hướng đến sự thay đổi thực trạng thì chỉ là phê phán để phê
phán. Đặt các câu hỏi vì sao đám đông dân chúng chạy theo những việc vô bổ,
không hướng đến việc học thực dụng, câu trả lời của ông là ở học thuật. Tại sao
dân chúng lại theo cái học vô bổ, việc nước việc dân phó mặc triều đình, câu hỏi
hướng đến tư cách công dân, vai trò của đám đông công chúng với đất nước. Nếu
so sánh chúng ta sẽ thấy Nguyễn Trường Tộ nói “dân chúng”, không còn nói “thất
phu”( như trong câu: quốc gia hưng vong,
thất phu hữu trách- câu này đã hàm ý phân biệt phận vị xã hội) nữa, nghĩa
đã nhìn ra trách nhiệm với đất nước của số đông. Các câu hỏi phê phán là được đặt
ra rồi ông trả lời rằng lỗi không ở dân chúng, lỗi là tại ở học thuật. Gốc sâu
xa của học thuật từ đâu, và học thuật giải quyết vấn đề gì trong vai trò khả dĩ
của nó, trong các điều kiện hiện tại của nó, vấn đề chưa được đặt ra, nhưng nhận
thức ra căn bệnh và suy nghĩ về căn nguyên, nhìn thấy hiện trạng cần phê phán,
thì không quan trọng gì hơn. Việc tìm và lý giải đã chính xác chưa, đến đâu, là
câu chuyện sẽ được tiếp tục, nếu như hiện trạng xã hội đã được nhận thức và được
đưa ra thành vấn đề suy nghĩ.
Cần hiểu rằng ông phê phán cái thực trạng
số đông hướng về cái xa xôi với đời sống vật chất. Nghĩa là một thực trạng có vấn
đề . Tiếp đó ông đề nghị hướng nội dung khoa cử vào các bộ môn thực dụng. Cái tệ
vừa nói, như thế, được xem là có liên quan trực tiếp từ khoa cử. Ông phê phán
khoa cử, nơi rèn tập thi phú, nội dung khoa cử chỉ là thi phú, văn bát cổ vô dụng,
nói chuyện xa xôi, chuyện nước khác, kinh nghĩa thì chỉ cần hiểu nghĩa lý,
không cần tiêu tốn thời gian vào nó. Nội dung khoa cử phải đưa các ngành thiết
thực cho thời hiện tại, đưa nó trở trở về nói chuyện nước nhà. Chưa lên án đến
mức diễu nhại cái nạn khoa cử như các chí sĩ sau này, nhưng đã chỉ ra cái nội
dung vô bổ với yêu cầu hiện tại đất nước thì đây là khai mở ấn tượng mạnh mẽ.
Cái xa lạ đó như quán tính làm cho đất nước trượt dài, không thức tỉnh trước
tình thế mới, không trở về được với đời sống thực tế của con người. Nguyễn Trường
Tộ vừa chỉ ra cái “ không thiết thực”
và nêu rõ ra một nghịch lý: đặt nó vào việc đáng phải làm gấp mà đang như là việc
không được quan tâm. Đó là một loại tệ nạn mang tính quốc gia, mang lỗi, căn
tính tư duy thuộc “tầm dân tộc”. Những điều phê phán này có ý nghĩa hơn, hay
nói đúng hơn, đáng lên án hơn một sai phạm nhất thời, nó chỉ ra sự u mê của đám
đông, sự lạc lối thành tệ thói của quốc gia.
Giải thích mọi lỗi đã nêu là do học thuật.
Lý do lỗi học thuật đó là do không nhận ra vai trò các chức vua, quan, nhìn ra
mối quan hệ dân với nước, dẫn đến vị tư,
vị kỷ, không vì việc công. Nguyễn Trường Tộ giải thích “ngôi vua là quý, chức quan là trọng” vì
có vua, quan sẽ đáp ứng yêu cầu về một trật tự ổn định xã hội, có người điều
khiển, điều chỉnh vẫn hơn một xã hội tao loạn, nhiều bè mối. Ông không đặt chức
tước trong vị thế so sánh trật tự phận vị. Cũng cần lưu ý cách ông giải thích
đám đông dân chúng chạy theo hư dụng, hư danh, phó mặc đất nước cho vua quan,
thì lỗi do học thuật, nghĩa là do cái bộ phận dùng trí tuệ, nhận thức, điều này
khác cách giải thích mọi thứ quy về do đạo đức nhân, lễ, nghĩa, hay kiểu than
vãn thế thái nhân tình đã thành thói quen tư duy của người Việt.
Xem học thuật là căn nguyên những tệ hại,
sau đó nói học thuật không có đường lối sáng suốt lại có căn nguyên khác, do
sách vở và triều đình. Phê phán như vậy là phê phán sự tự chịu trách nhiệm của
giới học giả( được đưa ra trước) và triều đình( đưa ra sau). Như vậy, những tệ
nạn đều do hai bộ phận này quyết định. Phê phán và truy nguyên về gốc do cái
quyền lực và trí lực. Ông còn nói đến việc nếu nói ra dễ bị khép tội, nghĩa là
có thể sự phê phán có thể mức độ cao hơn, sẽ phạm điều gì đó trong hệ thống
chính trị, quyền lực. Ông tính đến tâm lí tiếp nhận, khả năng vượt ngưỡng tiếp
nhận của triều đình và bộ máy quyền lực. Nhưng mặt khác, có thể vì lí do là hướng
đến thuyết phục triều đình cải cách, nên sự phê phán phải tính đến mục đích cuối
cùng cần đạt. Khi nói đến “chưa dám nói rõ, sợ có điều quan ngại” nếu không bắt
tội thì ông sẽ nói, thì điều này, có thể không ý thức về tự do ngôn luận, đã
nói lên hiện thời thiếu quyền tự do ngôn luận. Có thể tiếc rằng chỗ này không
thấy ông thông tin về cái tự do ngôn luận, tự do tư tưởng ở phương Tây, như ông
thường dẫn ra so sánh ở các vấn đề khác. Cũng lưu ý rằng chính Nguyễn Trường Tộ
cũng đã lên án tiếng nói đàm tiếu, lời phê phán đâu đó trong dư luận, như vậy,
sự tự do, tiếng nói bên ngoài quyền lực đã được thực sự quan tâm và tôn trọng,
đã được tính đến, hay ông vẫn đề cao sự ổn định, đề cao một loại tiếng nói mà
ông cho là đúng đắn từ quyền lực?. Ông không hướng đến các vấn đề tự do, dân chủ,
nhân quyền- nghĩa là hướng vào xã hội, xã hội dân sự, mà hướng đến dân giàu, nước
mạnh, phú quốc, cường binh. Sự phê phán của Nguyễn Trường Tộ nằm ở các vấn đề
liên quan trực tiếp đến phú quốc, cường binh.
- Phó mặc tự nhiên,
không có ngành nông chính lo cho dân nước.
Ông phê phán các tệ nạn trong dân
chúng, trong làng xã như mê tín, sợ kiện tụng, khiến đất đai hoang hóa, không cải
tạo điều kiện canh tác. Nạn hoang hóa ruộng đất do không hợp sức nhau lại,
không cùng nhau tạo nên giá trị cho hoa lợi bằng đắp đập, tháo nước,..nhưng cộng
đồng đó lại coi lý do đó là từ thiếu tiền bạc, thiếu sức lực, và tệ hơn, lại xem
là do mê tín, do sợ kiện tụng. Phê phán đó là phê phán kỹ thuật, là phê phán vấn
đề xã hội.
Nhưng nhìn xuyên suốt các lý do đều từ sức
ỳ cộng đồng, và hơn nữa, thiếu ngành Nông chính, thiếu Bộ canh nông để lo liệu
tổng thể cho dân chúng, vì hiện trạng mà ông thấy là có tính phổ biến. Như vậy
“tệ nạn” trong dân phải gỡ mối bằng và từ nhận thức bên trên, từ tổng thể[1].
Nhìn ra sự hoang hóa, chắc chắn không phải từ Nguyễn Trường Tộ, chính Nguyễn
Công Trứ từ thời Nguyễn Trường Tộ chưa sinh, năm 1828, đã khai hoang Tiền Hải,
Kim Sơn. Cái đáng chú ý ở Nguyễn Trường Tộ là cái nhìn tìm nguyên nhân và phân
tích tổng thể, và cái tệ nạn phải cứu bằng biện pháp từ nhà nước. Tất nhiên,
nhìn ra được như vậy là nhờ quan sát được một nền văn minh khác, văn minh
phương Tây, nhận thức, suy nghĩ về thành công của họ trong ngành canh nông.
Nhưng cách phân tích ra thực trạng, cách phê phán, cách đề ra biện pháp mới là
điều chú ý. Tệ trạng là trong dân, ở dân, nhưng biện pháp thay đổi là từ quan,
từ phép quan.
Biện pháp để thay đổi tổng thể “chỉ có cách”, nghĩa là không cách nào
khác là phải nhờ “phép quan”, nghĩa là không phải từ ý thức người dân, mà từ sự
hình thành khoa Nông chính như phương Tây. Sự thay đổi ngành nghề cho nông nghiệp
mới thay đổi nông thôn và phải nhìn từ nhà nước, từ cấp tổng thể, từ biện pháp
nhà nước.
- Các tệ nạn trong
đám lý dịch, cường hào và cả dân chúng.
Các tệ nạn trong đám cường hào đã được
vach ra từ nhiều người, các mánh khóe của họ cũng đã từng được lên án, sự câu kết,
đồng lõa giữa họ và dân trong một lý do vì “cộng đồng nhỏ” là làng xã, hay vì
“những việc vô ích” thì không dễ được nhìn ra, cái tệ nạn mang tâm lý đám đông
khó chữa, nó nuôi sống các tệ nạn khác tồn tại và phát triển. Không phải cái tệ
nạn đó không kéo dài với hệ thống làng xã đến tận ngày nay trong quan hệ giữa
dân làng với đất nước hay quan hệ với nhân cách mà Nguyễn Trường Tộ gọi là “thiên lý, lương tâm”- vấn đề nhân cách
người Việt. Sự kiềm tỏa, kiểm soát của thiên lý, lương tâm đối với mỗi người, với
cộng đồng được đặt ra. Dân chúng không biết lên tiếng phàn nàn trong những vụ
việc vô lý. Họ bỏ tiền túi vào việc tự ái, khoe tốt giữa các làng với nhau.
Nhưng tệ nạn kiểu như thế nằm sâu trong tâm lý cộng đồng. Trong lúc vô lý, vô
ích trong việc bỏ tiền ra để mua tiếng hơn làng khác, thì họ không sẵn sàng
đóng góp việc công, đấy là một loại kiểu tệ nạn[2].
Dân thì gian lận, lý dịch khai lậu
thuế bị quan tra khảo không khai mà dân “cũng khen là dũng cảm”, Lý dịch giấu
được ruộng đất để nhẹ thuế mà không khai với quan thì được dân cho là có phước,
đó là những sai trái đánh giá hay là sự lệch lạc bảng giá trị trong dân chúng[3].
Phân tích làng xã Việt Nam đến đầu thế kỷ XX đã có sự sâu sắc của Pierre Gourou
trong Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ,
đa diện trong các bài của Nguyễn Văn Vĩnh, thế nhưng nhìn ra các tệ nạn đã
thành thói tục, thành thứ đương nhiên tồn tại không chút băn khoăn thì Nguyễn
Trường Tộ đã mở đầu.
Các tệ nạn trong làng xã được nói đến
trong khi đang điều trần một vấn đề gì đó, ví dụ ông đề xuất đánh thuế người
giàu (một kiểu thuế thu nhập?) thì ông phê phán nạn trốn lậu thuế, cho vay nặng
lãi, nạn chứa cờ bạc, nạn mua nhiêu dịch. Đề xuất đánh thuế để sung tiền vào việc
cần thiết và “sửa chữa tệ hại cho dân”. Mỗi đề xuất là một phương cách để cải
cách và xóa bỏ các tệ nạn trong làng xã, quan trường, nha dịch và dân chúng.
Từ những vụ việc cụ thể ông lên án sự
gian dối, gian lận trong dân chúng, từ việc an ninh riêng và chung, ông nói đến
tâm lý muốn bảo vệ tài sản riêng mà đối với việc chung để bảo vệ an ninh chung
thì dân gian lận trốn tránh, từ đó phân tích mối quan hệ riêng chung trong an
ninh chung và riêng[4].
Quan hệ nước và dân, quốc gia và cá nhân, cá nhân và cộng đồng được đặt ra trước
thái độ hờ hững với xã hội, với việc chung đang là tâm lý phổ biến hiện thời.
- Phê phán tư tưởng
hiếu cổ, lấy xưa dạy nay:
Nếu nói cái cần phê phán mạnh mẽ nhất
mà Nguyễn Trường Tộ hướng đến, mà lịch sử đang cần nhất, là tư duy hiếu cổ đang
cản trở nhận thức hiện trạng xã hội và tìm các giải pháp hướng đến sự thay đổi,
phát triển đất nước. Nguyễn Trường Tộ đã đặt ra các câu hỏi về so sánh là tại
sao, tại sao cứ nói nay không thịnh trị bằng xưa, tại sao lấy xưa chống nay, tại
sao cuộc sống hiện tại lại suy nghĩ bằng cái xưa. Quan sát bên Tây, nơi mà sự
phát triển đã biểu hiện trong sức mạnh, thì họ đã có cách xem ngày xưa chỉ là
khảo đính, tức là nghiên cứu để hiểu biết như vốn văn hóa. Vừa dùng các câu hỏi
đặt ra để phê phán tư duy cố hữu trong tâm lý thời đại, vừa lấy cách nhìn từ
bên Tây để nhằm chỉ ra cái sai tư duy của ta thời hiện tại. Giải thích các những
sai lệc tư duy đó sâu xa là do học thuật, học thuật còn ảnh hưởng nhiều hơn đến
tập tục, phong tục và con người. Nhìn ra tư tưởng, xác định được chủ thế mang
tư tưởng và tác hại của nó, là vạch rõ con đường tồn tại và sức phá hoại của
nó.
Trong một tổng kết các phê phán của mình,
Nguyễn Trường Tộ cho rằng ông chỉ nêu những tệ hại thông thường, đơn giản,
nghĩa là nó còn có ít nhiều phù hợp, dễ tiếp thu đối với tâm lí tiếp nhận của
triều đình để tránh bị buộc tội, nếu nói ra, vạch ra hết thì còn rất nhiều khoản,
vấn đề triều đình đã chuẩn bị để nghe, để tiếp thu không. Phê phán nặng nề cái tệ
thiếu tinh thần vì nước, vì việc chung là thiếu nhân tính, thiếu đạo làm người.
Cách lên án dân như thế là đích đáng, nhìn thấy được bệnh người Việt mà ít ai nhìn ra, tính cho đến
lúc đó.
Nhìn ra các mặt, các vấn đề để phê phán
và đề nghị những thay đổi đặng hướng đến một đất nước dân giàu nước mạnh. Những
phương diện mà Nguyễn Trường Tộ phê phán thuộc cái chung, thuộc cộng đồng, có
tính chi phối, đó là tư duy, là thói quen, là tập tục, lễ hội, là ý thức quốc
gia, ý thức công dân, đạo đức công dân,…và đều được lý giải là liên quan đến học
thuật, học phong, khoa cử và hệ thống tổ chức chính trị, quyền lực. Một cái
nhìn vừa tổng thể vừa cụ thể, vừa có hình mẫu để so sánh và hướng tới là phương
Tây. Nhưng với cá nhân, ý thức về sự tồn tại quyền con người, các vấn đề về xã
hội, thì vẫn còn chưa được nhìn ra, hay nói đúng hơn, chưa được ông nói đến.
( Bài đã
công bố trên Tạp chí văn hóa Nghệ An)
Pinnacle® and Sons: The Perfect Destination for Success
Trả lờiXóaPinnacle offers its players a unique fallout 76 black titanium and flexible portfolio everquest: titanium edition of titanium 3d printing online and silicone dab rig with titanium nail retail sports betting. hypoallergenic titanium earrings Discover your ideal sportsbook today.